Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Những ưu điểmvà nhược điểm của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại

Ngày nay với sự phát triển của kinh tế  và khoa học kỹ thuật cũng kéo theo những tác động xấu tới môi trường.Làm cho môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sức khỏe và sự tồn tại của con người.Một trong những nguyên nhân làm ônhiễm môi trường đó là việc quản lý không tốt chất thải nguy hại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tính mạng con người. Điều này do rất nhiềunguyên nhân và một trong những nguyên nhân khách quan đó là hệ thống pháp luậtchưa hoàn thiện.Chính vì vậy trong bài tập học kì em xin chọn đề tài:”Những ưu điểmvà nhược điểm của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại”.Để từ đó hoàn thiện các quy định về vấn đề này.
I.                  Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm chất thải nguy hại
  
Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu phải tìm cách để đối phó. Phải hiểu chất thải nguy hại là gì và tác hại của nó như thế nào mới giúp chúng ta có cơ sở đặt ra các quy định để quản lý nó. Hiện nay ở Việt Nam có hai văn bản pháp luật nêu định nghĩa về chất thải nguy hại:
            Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”
2. Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
a, Định nghĩa
   Theo luật bảo vệ môi trường 2005, khái niệm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại có thể được hiểu như sau: “Đó là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và với nhau trong quy trình quản lý chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng”.
b, Nội dung pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã đưa ra một quy trình để triển khai và thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức, cá nhân. Cụ thể:
+ Việc quản lý chất thải nguy hại theo phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại
+ Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành theo hai cách: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải huy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặt hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra, không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường
+ Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại phải chịu trách nhiệm về tình trạng rò rỉ, rơi vãi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
+ Việc xử lý chất thải nguy hại phải tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý. (Điều 73 Luật bảo vệ môi trường 2005)
+ Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu: Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại. Có khoảng cách an toàn về ôi trường đối với khu dân cư, khubaor tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt. Có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo. Có kế hoạc và trang bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh. (Điều 74, 75 Luật bảo vệ môi trường 2005)
Do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt đồng sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên pháp luật môi trường cũng quy định trách nhiệm của nhiều loại cơ quan trong việc quản lý loại chất thải này.
3.Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến đời sống con người
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh cùng với sự gia tăng dân số đang gây áp lực ngày càng nặng nề đối với các nguồn tài nguyên trong vùng lãnh thổ. Số lượng chất thải được đưa vào môi trường ngày một nhiều trở thành mối lo ngại lớn cho môi trường và cho đời sống con người. Đặc biệt là các CTNH chưa được quản lý theo đúng quy định của pháp luật đó gừy ra những tác động không nhỏ:
-Tác động của CTNH tới môi trường: việc chôn, lấp xử lý CTNH không đúng quy cách đã gây ra ô nhiễm trầm trọng cho môi trường đất, nước và không khí. Việt Nam với mạng lưới sông ngòi dày đặc được xem là một ưu đãi của thiên nhiên đối với con người Việt Nam, tuy nhiên mạng lưới sông ngòi này đang bị đe doạ trầm trọng bởi chúng đang được sử dụng như nguồn chứa nước thải từ chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi có nền kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là đối với công nghiệp thì hệ thống xử lý chất thải lại chưa được chú trọng và đảm bảo đúng yêu cầu; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch đótrở thành cỏc bể chứa chất thải chớnh. Không chỉ có các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh mà cả đến những bệnh viện được coi là lớn của Việt Nam cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải

II – Ưu điểm và hạn chế của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
1. Ưu điểm
Thứ nhất, pháp  luật quản lí chất thải nguy hại phòng ngừa ô nhiễm môi trường thông qua các quy định vềquy hoạch quản lí chất thải nguy hại.Quy hoạch quản lí chất thải nguy hại là yếu tố hết sức quan trọng  để phòng ngừa ô nhiễm môi  trường từ các  hoạt  động  có  liên quan  đến chất thải nguy hại. Quy hoạch nói chung là công cụ có tính chiến lược trong phát triển. Đó là tất cả những công việc hoặc khả năng kiểm soát tương lai bằng hoạt động hiện tại nhờ vào sự ứng dụng các kiến thức về nhân quả.
Theo cách hiểu đó, quy hoạch quản lí chất thải nguy hại là công cụ định hướng cho các hoạt động thu gom, xử lí, chôn lấp chất  thải nguy hại được thực  hiện thống nhất theo mục tiêu định trước nhằm kiểm soát những tác động đến  môi trường của chúng trong tương lai. Thực hiện được điều đó cũng có nghĩa  là  khả năng  gây  ô nhiễm môi trường của các loại chất thải nguy hại  đã  được  dự tính  và  phòng  ngừa  trước. Thông qua việc xác  định rõ trách nhiệm xây dựng quy hoạch của các cơquan nhà nước, nội dung của quy hoạch cũng như việc bố trí mặt bằng  để thực hiện quy hoạch, pháp luật quản  lí  chất  thải  nguy  hại  đã  dự liệu  trước khả năng  gây  ô  nhiễm  môi  trường  từ các hoạt  động thu gom, xửlí chất thải nguy hại, phòng ngừa chúng bằng việc xác  định công nghệ xử lí phù hợp và thực hiện trên những địa  điểm an toàn nhất cho môi trường cũng như con  người.  Vì  thế,  chất  lượng  môi trường sống của con người sẽ  được  đảm bảo độtrong lành cần thiết, tránh khỏi những tác động xấu của các loại chất thải nguy hại.
Pháp luật quản lí chất thải nguy hại quy  định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi tiến hành các hoạt  động có liên quan đến chất  thải  nguy  hại  trong  từng công  đoạn cụ thể của quá trình quản lí, cùng các chế tài cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện theo những quy tắc xửsự  ấy. Theo  đó, khi tiến hành các hoạt  động có sản sinh chất thải nguy  hại  hay  thu  gom,  vận chuyển,  lưu giữ, quá cảnh, xửlí, tiêu huỷ chất thải nguy hại, các tổ chức, cá nhân phải tuyệt  đối tuân thủ theo  định  hướng  xử sự trong  các  quy phạm pháp luật  đểphòng ngừa ô nhiễm, sự cố môi trường cũng nhưcác biện pháp khắc phục,  ứng phó với những tình trạng xấu  đó, đảm bảo an toàn sức khoẻ con người. Chẳng hạn, việc vận chuyển chất thải nguy hại phải được  thực  hiện  bằng  các  thiết  bị,  phương tiện  chuyên  dụng,  đi  theo  tuyến  đường  và thời  gian  quy  định;  phải  có  thiết  bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi chất thải nguy hại. Quy định nhưthế, pháp luật quản lí chất thải nguy hại  có  thể phòng  ngừa  được  tình  trạng  ô nhiễm  môi  trường  không  khí,  môi  trường đất… do chất thải nguy hại gây ra trong quá trình vận chuyển. Cùng với đó, các cơ sởvận chuyển chất thải nguy hại còn phải chuẩn bị trước và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sựcốmôi trường. Phương án này sẽ được cơquan quản lí nhà nước về môi trường phê duyệt nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra sự cốcũng như tạo sự chủ  động cho cơ sở trong việc khắc phục sự cố khi nó xảy ra, giảm thiểu hậu quảcủa sự cốvà nguy cơ gây ảnh hưởng  xấu  đến  chất  lượng  môi  trường  cũng như sức khỏe con người.
Bên cạnh  đó, pháp luật quản lí chất thải nguy  hại  còn  quy  định  các  chế tài  hình  sự, dân  sự,  hành  chính,  buộc  các  tổ chức,  cá nhân phải thực hiện  đầy  đủcác  đòi hỏi của pháp  luật  trong  phòng  ngừa ô nhiễm môi trường do chất thải nguy hại. Bằng các chếtài này, pháp luật quản lí chất thải nguy hại tác  động tới các chủ thểthực hiện hành vi vi phạm, không chỉ để trừng phạt họmà còn có thể ngăn  chặn các  hành vi không  thực  hiện phòng  ngừa  ô  nhiễm  môi  trường  khi  tiến hành các hoạt động có  liên  quan  đến  chất thải  nguy  hại, thông qua đó đảm bảo sự trong  lành cần  thiết  cho  chất  lượng  môi trường sống của con người. Pháp luật quản lí chất thải nguy hại quy định cụ thể về thiết chế thực thi việc quản lí chất thải nguy hại bằng pháp luật. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan quản lí nhà nước về chất thải được xác lập.  Đây là hệ thống cơ quan giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng chính sách,  pháp luật cũng như tổ chức triển khai các hoạt  động quản lí chất thải nguy hại trên thực tế. Vì vậy, việc phân  định rõ chức năng, nhiệm  vụ cho  các  cơ quan  này  sẽ giúp  cho hoạt  động  phòng  ngừa  ô  nhiễm  môi  trường trong  quá  trình  thu  gom,  lưu  giữ,  vận chuyển…  chất  thải  nguy  hại  đạt  được  hiệu quả cao. Nói cách khác, thông qua quy  định về chức năng của các  cơ quan quản lí nhà nước đối với chất thải nguy hại, ơhaps ;uật quản lý chất thải nguy hại đã đảm bảo việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ ảnh hưởng của các loại chất thải nguy hại được thực hiện một cách có định hướng và triệt để
 Thứ hai : Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ngàng công nghiệp môi trường, qua đố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường là một trong những chính sách mới của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Công nghiệp môi trường được hiểu là ngành kinh tế sản xuất và cung cấp các hàng hóa dịch vụ bảo vệ môi trường đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, Nó bao gồn các hàng hóa dịch vụ đa dạng tập trung vào xử lý chất thải nguy hại, xử lý nước chất rắn, kiểm soát ôi nhiễm không khí và giảm tiếng ồn
Thứ ba: pháp luật quản lí chất thải nguy hại góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh  doanh, dịch vụ, bảo vệ sức khỏe người lao động.
 Trong bảo vệ môi trường  nói  chung và quản lí chất  thải  nói  riêng,  kĩ thuật  công nghệ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Trong số các biện  pháp bảo vệ môi trường  đang  được áp dụng trên thế giới hiện nay, biện pháp  công nghệ được coi là biện pháp hữu hiệu giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường. Thông qua việc ứng dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, quy trình công nghệ sạch, quy trình công nghệ ít chất thải, con người có thể loại bỏ được chất gây ô nhiễm, nguyên nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ này không pahir đơn giản đặc biệt về trình độ công nghệ và khả năng tài chính còn hạn như ở Việt Nam.Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại góp phần khuyến khích các chủ thể nguần thải nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật tiên tiến để giảm thiểu chất thải nguy hại. một trong những nguyên tắc quản lý mà hệ thống pháp luật này đưa ra là buộc mọi chủ thể  có sản sinh chất thải phải áp dụng các biện pháp để giảm thiểu chúng đến ức tối đa.Để thực hiện được điều đó các chủ nguồn thải phải tiến hành nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ sản xuất cũng như quy trình quản lý chất thải
Pháp luật quản lí chất thải nguy hại góp phần khuyến khích các chủ tiến hành những hoạt  động có liên quan đến chất thải nguy hại nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật tiên tiến để  đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khoẻ con người nói chung, sức khỏe của người lao động tại cơ sở nói riêng. Bằng việc quy  định các vấn đề liên quan đến điều kiện an toàn khi tiến hành các hoạt động lưu giữ thu gọn , vận chuyển chất thải
Thứ tư: Pháp luật quản lí chất thải nguy hại gắn kết các lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và lợi ích môi trường, góp phần  đảm bảo cho sựp hát triển bền vững của đất nước
Lợi ích kinh  tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các cơ sởsản xuất kinh doanh, dịch vụ.  Điều này càng trởnên quan trọng trong nền kinh tế thị trường, khi mà tất cả các hoạt động của nó đều chịu sự chi phối của  quy  luật giá trị. Chính vì thế, mục tiêu lợi nhuận có thể làm các nhà sản xuất lờ đi những lợi ích chung của cảcộng đồng về môi trường, đặc biệt trong  điều kiện nhận thức vềbảo vệ môi trường của đại bộ phận dân chúng còn hạn chế như ở Việt Nam hiện nay. Riêng trong lĩnh  vực  quản lí chất thải nguy hại, vì lợi ích kinh tế của mình, các nhà sản xuất sẵn sàng bỏ qua những chi phí cần thiết cho việc giảm thiểu và xử lí chất thải nguy hại từquá trình  hoạt  động  để tiết  kiệm  kinh  phí,  đạt được mục tiêu lợi nhuận ở mức cao nhất. Những khuyến khích kinh tế cụ thể như miễn, giảm thuế hay những ưu đãi khi thuê  đất, những hỗ trợ tài chính cần thiết khi nhà sản xuất thực hiện tái chế, tái sử dụng chất thải nguy hại, thực hiện tốt việc giảm thiểu chất thải nguy hại, đảm bảo chất lượng môi trường sẽ làm cho các nhà sản  xuất thấy rõ lợi ích khi thực hiện hoạt động
Thứ năm Pháp luật quản lí chất thải nguy hại góp phần thay  đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng theo hướng có lợi cho bảo vệ môi trường.
 Pháp luật quản lí chất thải nguy hại, thông qua các định hướng xử sự và chế tài của mình đã góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường ở nước ta. Có sự định hướng  góp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi .Thông qua các quy phạm pháp  luật cụ thể,  pháp  luật quản lí chất thải nguy hại giúp các tổ chức,cá nhân hiểu và áp dụng những cách thức phù hợp khi sản xuất hay vận chuyển , xử lý chất thải nguy hại, sao cho tác hại của chúng được giảm thiểu nhất .Pháp luật quản lí chất thải nguy hại còn góp phần làm thay  đổi những thói quen cũ, gây hại cho môi trường khi tiến hành các hoạt động của mình. Pháp luật quản lí chất thải nguy hại buộc con người không thực hiện những hành vi gây hại cho môi trường trong sản xuất hay xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại như thói quen vứt bừa bãi  vỏ chai thuốc trừ sâu sau khi sử dụng trên cánh đồng hoặc bờ sông. Đây có thể là nguy cơ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm  đất, ảnh hưởng xấu  đến chất lượng môi trường nông thôn và sức khoẻ con người. Tuy nhiên, thói  quen này của người nông dân sẽ được thay đổi khi pháp luật quản lí chất thải nguy hại có quy  định chặt chẽ về trách  nhiệm thu gom  chất  thải  nguy hại của người làm phát sinh chúng và những chế tài nghiêm ngặt khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm đó.
2 Nhược điểm.
Hệ thống pháp luật liên quan tới chất thải nguy hại tại Việt Nam còn chưa đồng bộ và đầy đủ. Những quy định của pháp luật chính là cơ sở pháp lí để thực hiện nghĩa vụ của các cá nhân tổ chức trong việc quản lí chất thải.Công tác này đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định từ phía Nhà nước nhưng trên thực tế thì hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn về chất thải gây khó khăn cho quá trình quản lí chất thải. Các văn bản hiện hành phần lớn đề cập tới việc quản lí chất thải rắn, chất thải y tế … các chất thải khác như chất thải sinh hoạt, chất thải lỏng, chất thải trong công nghiệp, chất thải phóng xạ… chưa được quan tâm thích đáng. Việc điều chỉnh những hành vi quản lí chát thải trong lĩnh vực trên thường được dẫn chiếu từ những văn bản khác nhau, do đó các cơ quan có thẩm quyền thường không có cơ sở để áp dụng.
Vấn đề vốn công nghệ và trình độ công nghệ còn gập nhiều khó khăn. Về cơ bản nguồn vốn đầu tư cho quản lí chất thải đặc biệt là xử lí chât thải còn hạn hẹp, trong khi đó nhu cầu quản lí đòi hỏi phải có đầu tư lớn và tập trung. Hơn thế nữa công nghệ xử lí chất thải còn lạc hậu là nguyên nhân khiến chất thải không được xử lí triệt để. Hiện nay ngân sách nhà nước dành cho công tác bảo vệ môi trường và quản lí chất thải là 1% và dự kiến đến năm 2010 là 2 %. Công nghệ xử lí chất thải còn lạc hậu. Theo Bộ Tài nguyên và môi trường hiện nay có trên 193 đội thuộc các ngành như chế biến thực phẩm và dược phẩm … cho thấy có 118 nhà máy đã đầu tư xây dựng trạm xử lí nước thải. Tuy nhiên có tới 21/118 trạm không hoạt động. Các trạm xử lí nước thải hoạt động thường xuyên là của đơn vị đầu tư nước ngoài nhưng cũng chỉ là đối phó với cơ quan chức năng. Mặt khác, lại thấy hầu hét các trạm xử lí chất thải đều không có các cán bộ kĩ thuật chuyên trách về môi trường đề điều chính các thông số tối ưu trong xử lí nên hệ thống vận hành không đúng theo hướng dẫn kĩ thuật, làm giảm tuổi thọ hệ thống.
Nhận thức của cộng đông về công tác bảo vệ môi trường và xử lí chất thải còn yếu kém. Người dân hầu như không nhận thức được tác hại của rác thải và sự ảnh hưởng của rác thải với sức khỏe và môi trường sống, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Người dân thường quan niệm quản lí chất thải là công việc của nhà nước, pháp luật, chính vì vậy tình trạng xả thác tràn lan bừa bãi còn phổ biến. Nếu cứ tiếp tục xả như hiện nay thì phải sống chung với rác của chính mình
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã và đang thể hiện được ưu điểm của nó trong việc quản lý chất thải nguy hại.Song bên cạnh đó chúng tacó thể thấy nó còn tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục.Môi trường là vấn đề rấtp hức tạp vì vậy mà chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này cũng chính là quan tâm tới sức khỏe của chính bản thân mình.Mà đầu tiên là hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường nói chung và hệ thống các quy định về quản lýchất thải nguy hại nói riêng.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình luật môi trường-Trường đại học luật hà nội-2006
2. Luận án tiến sĩ luật học- Vũ Thị Duyên Thủy-Xây dựng và hoàn thiện pháp luật
quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam-hà nôi,2009.
3. Khóa luận tốt nghiệp-Nguyễn Thị Phượng-Pháp Luật Về Quản Lý Chât Thải
Nguy Hại Tại Việt Nam-Hà nội 2012.
5. Luật bảo vệ môi trường 2005.
6. Thông Tư 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét