MỞ
ĐẦU
Trong
giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới có nhiều vấn đề đang cần đặt ra cho nền
kinh tế nước ta, trong đó thuận lợi có, khó khăn có. Nhất là trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta đã gặt hái được nhiều thành quả
to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Nhưng ngược lại, bên cạnh những thành quả đã đạt
được chúng ta còn gặp không ít những khó khăn, thử thách. Nhất là các mặt hàng
trên thị trường hiện nay có nhiều biến động về giá cả và lượng tiêu dùng. Điều
đó, đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp cụ thể để can thiệp vào thị trường
tiêu thụ của các mặt hàng nhất là các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng
ngày trong đó có cà phê, nhằm tạo ra thế cân bằng giữa lượng hàng hóa cung và
lượng hàng hóa cầu. Đây chính là lí do em chọn đề 2: Hãy phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu
dùng trong thực tế trong một khoảng thời gian nào đó.
B - NỘI DUNG
I.
Lí luận về cung, cầu và giá cả thị trường
1, Cầu
a, Khái niệm
Cầu
biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định ( với các yếu
tố khác không đổi ).
Lượng
cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một
khoảng thời gian nhất định.
b, Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cầu
Giá
và lượng cầu có mối quan hệ nghịch với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên.
Quan
hệ giữa giá và lượng cầu có các cách biểu hiện:
+ Biểu cầu: là bảng số liệu chỉ mối quan hệ
giữa giá và lượng cầu.
+ Đồ thị cầu: đường biểu diễn mối quan hệ giữa
giá và lượng cầu gọi là đường cầu.
c, Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Những
yếu tố ảnh hưởng đến cầu: sở thích của người tiêu dùng, thu thập của người tiêu
dùng, giá cả của các loại hàng hóa có liên quan, các kì vọng và dân số.
2, Cung
a, Khái niệm
Cung
biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định ( với các yếu
tố khác không đổi ).
Lượng
cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn
sàng bán tại một mức giá cụ thể trong một khoảng
thời gian nhất định.
b, Mối quan hệ giữa giá và lượng
cung
Giá
cả và lượng cung có mối quan hệ thuận với các yếu tố khác không đổi, lượng cung
về hàng hóa có khuynh hướng tăng khi giá của nó tăng lên.
Mối quan hệ giữa giá và lượng cung có các cách
thể hiện như:
+ Biểu cung: là một bảng số liệu
miêu tả mối quan hệ giữa giá và lượng cung trong điều kiện các yếu tố khác là
không đổi.
+ Đồ thị cung: đường cung là một
đường ( hay là tập hợp các điểm ) phản ánh mối quan hệ giữa giá và lượng cung
trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi.
c, Những yếu tố khác ảnh hưởng đến cung
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến cung bao gồm:
công nghệ, giá của các yếu tố sản xuất, các kì vọng, sự điều tiết của chính phủ.
3, Thị trường
a, Khái niệm
- Theo nghĩa hẹp: thị trường là nơi diễn
ra sự trao đổi và mua bán hàng hóa
- Theo nghĩa rộng: thị trường là tổng
thể các mối quan hệ giữa cung và cầu trong đó người bán và người mua tác động lẫn
nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa tiêu dùng. Hay thị trường là sự
tác động qua lại giữa cung và cầu và cuối cùng nó quy định giá cân bằng và cầu
cân bằng.
b, Trạng thái cân bằng, thiếu hụt, dư thừa của thị trường.
Thị
trường cân bằng tại giao điểm của đường cung và đường cầu bởi vì ở số lượng
hàng hóa mà người sản xuất muốn bán bằng đúng số lượng hàng hóa mà người tiêu
dùng muốn mua, tại đó có giá cân bằng và lượng cân bằng.
Khi
có sự mất cân bằng của thị trường thì giá cả tự điều chỉnh đưa cung và cầu trở
về trạng thái cân bằng nhau.
c, Sự thay đổi của trạng thái cân bằng
Trạng
thái cân bằng của thị trường sẽ thay đổi khi có sự dịch chuyển của đường cung,
đường cầu hoặc cả hai đường.
xem thêm: Thành lập công ty hợp danh
II, Phân tích cung – cầu và giá cả
thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong thực tế trong một khoảng thời gian
nhất định
Biểu thị trường cà phê trong năm 2012
Thời gian
|
Cung ( triệu hộp )
|
Cầu ( triệu hộp )
|
Giá ( đồng/hộp )
|
Tháng 1
|
3
|
3,4
|
32.000
|
Tháng 8
|
3,2
|
3,2
|
34.000
|
Tháng 12
|
3,4
|
3
|
36.000
|





Dư cung


Dư cầu


A B D

3 3,2 3,4 Q
Thông
qua bảng số liệu ta có thể phân tích được:
1, Cung
Qua
bảng số liệu trên ta thấy: giá cả và lượng cung có mối quan hệ thuận với các yếu
tố khác là không đổi, lượng cung về hàng hóa có khuynh hướng tăng khi giá của
hàng hóa đó tăng, cụ thể: tháng 1 giá một hộp cà phê là 32.000 đồng/ hộp thì
nhà sản xuất cung ra thị trường là 3 triệu hộp, nhưng đến tháng 8 giá một hộp
cà phê tăng lên 34.000 đồng/ hộp có sự tăng mạnh 2.000đồng/ hộp chính điều đó
đã thúc đẩy nhà sản xuất sản xuất thêm 200.000 hộp ( tháng 8 sản xuất 3,2 triệu
hộp ) để cung ra thị trường. Không dừng lại ở đó, đến tháng 12 thì giá cà phê lại
tiếp tục tăng từ: 34.000 đồng/ hộp lên 36.000 đồng/ hộp tăng 2.000 đồng / hộp.
Chính sự tăng lên của giá đã đưa nhà sản xuất sản xuất thêm 200.000 hộp. Như vậy,
chính do yếu tố giá của sản phẩm tăng lên trong thời gian qua, nên cung của cà
phê cũng không ngừng tăng lên nhanh chóng.
Câu
hỏi đặt ra là: tại sao giá bán cao hơn lại dẫn đến lượng cung tăng lên? Câu trả
lời ở đây là: Nếu như giá của các yếu tố đầu vào như: đường, cà phê nhân, giá
thuê nhân công,… không đổi vẫn giữ nguyên mức giá ban đầu thì khi giá hàng hóa
cao hơn, có nghĩa như vậy nhà xản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và điều
này đã kích thích hãng sản xuất nhiều hơn.
Đường
cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu khi các yếu tố khác không đổi?
Câu hỏi được đặt ra là: những yếu tố khác là gì? Những yếu tố khác liên quan đến
đường cầu được chia ra làm 3 loại: công nghệ phù hợp với nhà sản xuất, chi phí
các yếu tố đầu vào và quy định của Chính phủ. Một sự thay đổi của một trong số
ba yếu tố trên sẽ làm dịch chuyển đường cung, thay đổi lượng cung tại mỗi mức
giá. Trên cơ sở đó ta lần lượt xem xét các yếu tố đó để thấy được sự tác động của
các yếu tố khác đến lượng cung cà phê trong thời gian qua.
+
Giá của các yếu tố sản xuất: Nếu mức giá đầu vào thấp hơn ( giá nguyên liệu thấp
hơn, lương nhân công rẻ hơn,..) sẽ khiến hãng cà phê sản xuất nhiều hơn ở các mức
giá. Câu hỏi được đặt ra là nếu giá nguyên liệu nhập vào rẻ hơn trước ( chẳng hạn:
tháng 1 là 50.000 đồng/kg cà phê nhân đến tháng 8 giảm còn 48.000 đồng/kg và đến
tháng 12 giảm còn 47.500 đồng/ kg? Giá
thuê mặt bằng thấp hơn do Chính phủ điều tiết giá nhà ở? Với mức giá chi phí
cho nguyên liệu thấp hơn, tương ứng với mức chi phí sản xuất cà phê thấp hơn, sản
xuất sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho công ty. Điều đó đã thúc đẩy các công ty
không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và tăng nhanh về số lượng ở tất cả các mức
giá khác nhau.
+
Thay đổi về công nghệ sản xuất: việc tăng nhanh về lượng cung cà phê ra thị trường
cũng có thể là do quá trình sản xuất được thay thế bằng một công nghệ mới cho sản
lượng cao và chi phí sản xuất thấp. Có thể nói đây cũng là lí do khiến lượng cà
phê cung ra thị trường nhanh chóng ở tất cả các mức giá khác nhau.
+
Sự thay đổi kì vọng của nhà sản xuất: Nếu các phần trên chúng ta bàn tới sự
thay đổi lượng cung cà phê ra thị trường là do công nghệ thay đổi, giá đầu vào
của nguyên liệu rẻ. Không dừng lại ở đó sự thay đổi đấy còn có thể do kì vọng
trong quá trình sản xuất của công ty. Sự dự đoán của nhà sản xuất về sự thay đổi
trong tương lai về giá bán của hàng hóa, giá của các yếu tố đầu vào đều có ảnh hưởng đến cung của cà phê. Qua đó,
ta có thể thấy một yếu tố có lợi cho việc cung ứng được dự đoán thì cung sẽ được
mở rộng và ngược lại.
+
Mặt khác, sự tăng lên đó có thể nhờ được sự trợ giúp của Chính phủ ở dạng nâng
đỡ: giảm thuế,…. Trong quá trình sản xuất công ty được Chính phủ trợ cấp giá hoặc
giảm thuế tạo ra một khoản tiền để đầu tư sản xuất thêm.
2, Cầu
Qua ví dụ trên ta thấy, giá và lượng cầu
có mối quan hệ nghịch, với điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Cụ thể, khi
giá cà phê thấp ở mức giá là 32.000 đồng / hộp thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng
và có khả năng mua nhiều đơn vị cà phê hơn là: 3,4 triệu hộp. Đồng thời, những
người tiêu dùng mới sẽ sẵn sàng gia nhập thị trường. Tỉ lệ nghịch được thể hiện
rõ nét khi giá cà phê tăng lên ta thấy được sự giảm sút của lượng cầu đối với
loại mặt hàng này từ 3,4 triệu hộp xuống còn 3,2 triệu hộp giảm đáng kể 200.000
hộp. Đặc biệt, số lượng mua này tiếp tục giảm khi cà phê tăng lên 36.000 đồng/
hộp giảm mạnh còn 3 triệu hộp, giảm 200.000 hộp so với tháng 8 khi cà phê chỉ với
giá 34.000 đồng / hộp.
Khi
các điều kiện khác không đổi, sự thay đổi của giá cả hàng hóa đó làm lượng cầu
thay đổi. Song khi các yếu tố khác ( không phải là giá của hàng hóa như đang
phân tích ) thay đổi thì mọi lượng cầu ở từng mức giá cụ thể sẽ thay đổi, chẳng
hạn:
+ Thu nhập của người tiêu dùng:
thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cầu, qua đó nó ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Thông thường thu nhập tăng lên,
người tiêu dùng có khả năng mua nhiều hàng hóa hơn ( có thể trong tháng 8 thu
nhập của người tiêu dùng tăng lên, nên nhu cầu cà phê cũng tăng ) phục vụ cho
nhu cầu của mình. Ngược lại, khi thu nhập giảm thì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến số lượng hàng hóa ( ta có thể thấy trong tháng 8-12 lượng cầu cà phê giảm mạnh
đó có thể là do thu nhập của người tiêu dùng giảm hoặc tăng không đáng kể để
đáp ứng nhu cầu cà phê của mình như trước ).
+ Giá cả của các hàng hóa có liên
quan: hàng thay thế như: chè, nước ngọt,… có giá cả ổn định và rẻ hơn cà phê
nên người tiêu dùng sẽ dùng những mặt hàng đó thay cho cà phê, đó cũng là lí do
làm cho cầu về cà phê giảm dần.
+ Kì vọng: nếu người tiêu dùng đoán
trước được rằng trong thời gian tới nhất là trong tháng 8 giá cà phê có sự tăng
lên đột biến, thì cầu hiện tại về cà phê trong tháng 1 sẽ tăng lên rất nhanh và
ngược lại khi họ tích đủ lượng cà phê rồi thì tới tháng sau cầu về nó sẽ giảm.
Đây là lí do để giải thích rằng: trường hợp xảy ra cơn sốt giá cà phê vào tháng
8 nhưng người tiêu dùng vẫn đổ xô đi mua và kết quả đến tháng 12 thì lượng cầu về
cà phê giảm mạnh.
3, Trạng thái cân bằng cung – cầu
Tại phần trên ta đã xét cung - cầu
riêng, ta biết rằng ở mỗi một mức giá khác nhau thì cà phê sẽ được mua và bán với
khối lượng khác nhau. Sự tương tác giữa cung và cầu sẽ xác định giá, lượng hàng
hóa và điểm cân bằng của thị trường. Khi giá tăng thì lượng mua cà phê sẽ giảm,
nhưng thay vào đó lượng bán lại tăng. Ngược lại khi giá cà phê giảm thì người
tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều hàng hóa hơn, còn nhà sản xuất lại cung ra thị trường
ít hàng hóa hơn. Nhưng thị trường không phải là nơi áp đặt giá cả cho người mua
hay người bán mà đó là nơi thỏa thuận giá cả, sản lượng để có thể tiêu thụ hết
sản phẩm. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thể hiện được mối liên hệ đó?
Làm thế nào để cung và cầu sẽ được thị trường điều tiết tại cùng một điểm cân bằng?
Qua
bảng số liệu trên ta biết được mức giá cân bằng là 34.000 đồng / hộp ( điểm E ), tại đó sản lượng cân bằng là
3,2 triệu hộp, sản lượng người mua muốn mua và sản lượng người bán muốn bán. Tại
những mức giá thấp hơn 34.000 đồng, lượng cầu vượt quá lượng cung và nhiều người
mua nản lòng. Đó là sự thiếu hụt. Khi đó thị trường xảy ra hiện tượng dư cầu tức
là lượng cầu vượt quá lượng cung tại một mức giá.
Ngược lại, tại mức giá trên 34.000 đồng,
lượng cung lại vượt quá lượng cầu. Khi này, người bán có hàng tồn kho không bán
được. Đây được gọi là hiện tượng dư cung, hay cung vượt quá lượng cầu tại một mức
giá cho phép. Như vậy, chỉ duy nhất tại mức giá 34.000 đồng, mức giá cân bằng,
thì lượng cầu và lượng cung mới bằng nhau. Tại đây, mong muốn của tất cả mọi
người được đáp ứng tại mức giá cân bằng.
Câu hỏi được đặt ra cho cả nhà sản xuất
và người tiêu dùng cà phê là: có phải thị trường tự đạt trạng thái cân bằng không?
Cái gì đem lại sự cân bằng đó? Tại một thời điểm xác định, mức giá có thể không
cân bằng với mức giá cân bằng. Nếu không bằng, thì thị trường xuất hiện một
trong hai trạng thái: dư cung hoặc dư cầu, điều này phụ thuộc vào mức giá cao
hơn hay thấp hơn mức giá cân bằng. Nhưng từ chính sự mất cân bằng đó lại khuyến
khích việc thay đổi giá để trở lại mức giá cân bằng. Thị trường tự động điều chỉnh.
III. Biện pháp điều chỉnh cân bằng
thị trường
Để cho thị trường được cân bằng, chính
phủ đã đưa ra các biện pháp kiểm soát giá cả thị trường với việc quy định mức
giá sàn, giá trần, cụ thể:
+ Giá sàn: làm cho người mua không được
trả thấp hơn mức giá tối thiểu nhằm bảo vệ những người sản xuất hoặc người cung
ứng hàng hóa. Do đó, giá sàn thường được áp dụng khi người mua trả giá quá thấp
đối với một mặt hàng nào đó. Vì vậy, giá sàn chỉ có ý nghĩa khi nó cao hơn giá
cân bằng nhưng nó lại làm cho thị trường mất cân bằng – dư cung. Biện pháp này
được thực hiện khi giá cà phê đạt mức giá 36.000 đồng / hộp từ đó gây ra hiện
tượng dư cung ( 200.000 hộp ).
+ Giá trần: làm cho người bán không được
phép đòi cao hơn một giá tối đa nhất định và được đưa ra nhằm hạn chế không cho
giá tăng lên một mức đáng kể
nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, giúp Chính phủ kiểm soát các mục
tiêu kinh tế vĩ mô tốt hơn. Nhưng biện pháp này vẫn còn hạn chế làm cho thị trường
mất cân bằng gây ra hiện tượng dư cầu. Biện pháp này được áp dụng trong trường
hợp giá cà phê dưới mức giá 34.000 đồng / hộp, từ đó gây ra hiện tượng dư cầu
200.000 hộp.
C - KẾT LUẬN
Sự
biến động của thị trường là điều mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải đối mặt. từng
sản phẩm xuất hiện trên thị trường đều phải chịu những tác động từ nhiều phía
làm biến đổi sự cân bằng về lượng cung và lượng cầu. Qua sự tìm hiểu về thị trường
cà phê trong năm 2012 chúng ta có thể thấy được sự biến động của sản phẩm này
do chịu tác động từ nhiều phía. Giá cà phê tăng lên nhanh chóng là do các tác
nhân từ nhiều phía như: giá nguyên liệu, thị hiếu của người tiêu dùng. Điều đó
dồi hỏi phải có sự can thiệp của Chính phủ một cách kịp thời để giá cà phê trở
về mức cân bằng tạo ra sự có lợi cho cả hai bên: nhà sản xuất và người tiêu
dùng.
Thành lập công ty tại Bình Dương
Trả lờiXóaThành lập công ty tại Đồng Nai