Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc sau: Thành lập Phòng Pháp chế thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh A.

BÀI TẬP HỌC KỲ
XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
3. Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc sau:
Thành lập Phòng Pháp chế thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh A.
1. Chủ thể ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh A
Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh A là cơ quan chuyên môn trực thuộc tỉnh A.
Căn cứ vào nghị định số: 13/2008/NĐ-CP nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 Điều 8. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương.
.....
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; đo đạc và bản đồ; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo (đối với các tỉnh có biển, đảo).
Cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn  được quy định tại Điều 5 Nghị định này bao gồm:
1. Văn phòng;
2. Thanh tra;
3. Phòng nghiệp vụ;
4. Chi cục;
5. Tổ chức sự nghiệp.
Tại Điều 9 Nghị định 55/2011 Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phòng Pháp chế được thành lập ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau đây:
a) Sở Nội vụ;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư;
c) Sở Tài chính;
d) Sở Công Thương;
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Sở Giao thông vận tải;
g) Sở Xây dựng;
h) Sở Tài nguyên và Môi trường;
i) Sở Thông tin và Truyền thông;
k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
l) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
m) Sở Khoa học và Công nghệ;
n) Sở Giáo dục và Đào tạo;
0) Sở Y tế.
Như vậy phòng Pháp chế thuộc một bộ phận trong cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh.
Khoản 3 Điều 95 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm vụ của UBND tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình”
Tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số: 13/2008/NĐ-CP nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, uBND có nhiệm vụ: Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
Khoản 2 Điều 9 Nghị định 55/2011 quy định: “Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù riêng của từng địa phương và ở các cơ quan chuyên môn ngoài các cơ quan chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này”
Vậy, việc tổ chức thành lập Phòng pháp chế của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh A sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh A đảm nhiệm. Và Ủy ban nhân dân tỉnh A là chủ thể ban hành văn bản thích hợp để giải quyết vụ việc trên.
2. Loại văn bản: Quyết định
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 3 tháng 12 năm 2004 thì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền ban hành 2 loại văn bản đó là: quyết định và Chỉ thị.
          Cũng trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND
“Điều 13. Nội dung quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh được ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, y tế, xã hội...”
          Trên cơ sở các quy định của pháp luật, việc tổ chức Phòng pháp chế của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh A do UBND chịu trách nhiệm và UBND sẽ ra một quyết định thành lập Phòng này.
3. Căn cứ pháp lý:  có hai loại căn cứ
+  Loại căn cứ thứ 1: văn bản quy định trực tiếp thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản
Như phân tích ở trên. Việc tổ chức thành lập Phòng pháp chế của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền của UBND. Do đó, cơ sở về thẩm quyền đầu tiên chính là VBQPPL quy định cho UBND có quyền hạn này. Đó chính là Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 của Chính Phủ ban hành có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND.
Do đó, căn cứ 1: Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 của Chính Phủ ban hành có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND.
+ loại căn cứ thứ 2: văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thành lập Phòng pháp chế của Sở tài nguyên và môi trường.
Theo đề bài công việc cần giải quyết chính là thành lập Phòng Pháp chế của SởTài nguyên và Môi trường tỉnh A. Trên thực tế, đa số cơ quan nhà nước nào cũng có một văn bản pháp luật có quy định việc tổ chức, thành lập. Đối với việc thành lập Phòng pháp chế được quy định tại Nghị định ngày 04 tháng 02 tháng 2008 Chính phủ đã ra Nghị định số 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
XE THÊM:DOANH NGHIỆP
4. Soạn thảo hoàn chỉnh.


ỦY BAN NHÂN DÂN               TỈNH A

Số: .../QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                 A, ngày ...tháng ... năm...

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Phòng pháp chế thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh A
 


CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.

Điều 1. Thành lập Phòng Pháp chế thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước (dưới đây gọi tắt là Phòng).
Điều 2.
1. Phòng chịu sự quản lý toàn diện của Văn phòng UBND tỉnh, chịu sự kiểm tra nghiệp vụ công tác pháp chế của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế của tổ chức làm công tác pháp chế thuộc Văn phòng Chính phủ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng thực hiện theo Điều 6, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
3. Phòng có Trưởng phòng điều hành, có 01 (một) Phó Trưởng phòng, 02 (hai) chuyên viên giúp việc). Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng thực hiện theo Quy định của UBND tỉnh về phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính tỉnh.
4. Về nhân sự của phòng, trong khi chờ UBND tỉnh bổ sung biên chế theo quy định, Văn phòng UBND tỉnh điều động công chức trong số biên chế hiện có để thực hiện nhiệm vụ pháp chế.
5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 10/4/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách tại Văn phòng UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.







QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Phòng Pháp chế thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Phòng Pháp chế và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đúng theo quy định đảm bảo không chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ và hoạt động đạt hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 6;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Chủ tịch, các PCT, UBND TP;
- Ban Tổ chức Thành ủy;
- Công an thành phố Hà Nội;
- Lưu: VT, SNV,
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
                        CHỦ TỊCH
                            ....





DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.     Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
2.     Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004
3.     Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét