Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THƯƠNG MẠI 2

3. Ngày 12/6/2013 Công ty cổ phần Thắng Lợi đến nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên ngày 10/6/2013 toàn bộ kho của bên bán đã bị cháy. Xử lý tình huống trên.
Trường hợp 1: có sự thỏa thuận  không trái với pháp luật trong hợp đồng về trách nhiệm của các bên khi có rủi ro xảy ra.
          Luật thương mai 2005 tôn trọng sử tự thỏa thuẩn của các bên trong hợp đôngg, miễn là sự thỏa thuận ấy không trái pháp luật. chính vì vậy nếu trong hợp đồng 2 bên có ghi rõ thỏa thuận với nhau về trách nhiệm của các bên khi xảy ra rủi ro thì trong trường hợp này sẽ xử lý theo thỏa thuận.
Trường hợp 2: không có sự thỏa thuận về trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra.
     Việc xác định địa điểm, thời gian thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá có ý nghĩ rất quan trọng để xác định được quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán cũng như đây chính là cơ sở để xác định trách nhiệm gánh pháp lý khi xảy ra rủi ro. Để xác định trách nhiệm chịu rủi ro đối với hàng hoá cần căn cứ vào thoả thuận của các bên trong hợp đồng, trường hợp không có thoả thuận thì áp dụng quy định của pháp luật. trong trường hợp này chúng ta có thể chia trường hợp có thể xảy ra như sau:
-         Trường hợp1: chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa đã được chuyển giao cho bên mua.
     Theo hợp đồng mua bán gạo tấm số 01/HĐMB thì Công ty TNHH Tân Đại Phát là bên bán sẽ giao hàng 1 lần tại kho của mình cho công ty cổ phần Thắng Lợi là bên mua vào ngày 02/6/2013. Theo khoản 1, điều 440 Bộ luật dân sự  năm 2005  quy định Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác”. Cùng với đó, tại điều 57 Luật thương mại 2005 cũng đã quy định “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được chuyển giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trường hợp bên bán được uỷ quyển giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối
với hàng hoá”. Tại thời điểm theo như thoả thuận của hai bên là ngày 02/6/2013 thì bên bán giao hàng cho bên mua, quyền sở hữu hàng hoá sẽ được chuyển giao cho bên mua đồng thời rủi ro sẽ thuộc về bên mua.
Tuy nhiên, ngày 12/6/2013 Công ty cổ phần Thắng Lợi đến nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên ngày 10/6/2013 toàn bộ kho của bên bán đã bị cháy. Như vậy bên mua nhận hàng chậm nên bên bán còn có thể yêu cầu bên mua nộp tiền phạt do hành vi vi phạm cho mình.
-Trường hợp 2: Quyền sở hữu hàng hoá chưa được chuyển giao cho bên mua         
          Ở đây theo hợp đồng thì giao hàng tại kho hàng, nghĩa là có xác định địa điểm giao hàng cụ thể. Theo hợp đồng ngày 02/6/2013 là ngày giao hàng nhưng thực tế ngày 12/6/2013 bên nhận mới tới kho nhận hàng nên quyền sở hữu hàng hoá chưa được chuyển cho bên mua, tuy nhiên rủi ro vẫn thuộc về bên bán. Do đó khi bên mua đến nhận hàng thì bên bán không có hàng để giao nên bên bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng hóa bị cháy. Cùng với đó, do bên mua nhận hàng chậm so với hợp đồng nên bên mua cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi chậm nhận hàng.
Ta có thể xét đến sự kiện cháy kho hàng có phải là sự kiện bất khả kháng không. Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, sự kiện bất khả kháng được hiểu là tất cả những sự kiện vượt khả năng kiểm soát của các bên, không thể biết trước được, không có sẵn và khôngs thể khắc phục được sau ngày đặt hàng, làm cản trở toàn bộ hay một phần việc thực hiện nghĩa vụ của bất cứ bên nào. Những sự kiện này bao gồm động đất, bão lớn, lũ lụt, hoả hoạn, chiến tranh và những hành động của Chính phủ hoặc công chúng, bênh dịch, nổi loạn, đình công hoặc bất cứ sự việc nào không thể biết trước, không thể ngăn cản hoặc kiểm soát được, bao gồm những sự kiện được xác định là sự kiện bất khả kháng theo tập qán thương mại chung của Việt Nam. Tại điều 294 Luật thương mại năm 2005 cũng đã xác định sự kiện bất khả kháng là một trong các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
Như vậy nếu bên bán chứng minh được việc hoả hoạn làm cháy kho hàng là sự kiện bất khả kháng thì đối với trường hợp rủi ro thuộc về bên bán thì bên bán vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nhưng không phải bồi thường, bị phạt vì hành vi vi phạm của mình. Đồng thời do bên mua chậm nhận hàng nên bên bán còn có thể yêu cầu bên mua phải chi trả cho những chi phí để bảo quản và ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra nếu có.
          Nếu trường hợp bên bán không chứng minh  việc cháy hàng là do lý do bất khả kháng thì rủi ro hoàn toàn thuộc về bên bán. Nếu bên mua đồng ý tiếp tục nhận hàng thì bên bán phải giao hàng đầy đủ như trong hợp đồng cho bên mua, hơn nữa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc hàng hóa bị cháy và không có hàng để giao hàng cho bên mua khi bên mua tới nhận hàng. Bên cạnh đó, bên mua cũng phải chịu tất cả các chi phí bảo quản, ngăn chặn và hạn chế rủi ro xảy ra cho bên bán trong thời gian bên mua nhận hàng chậm.






2 nhận xét:

  1. mình k đồng ý với trường hợp thứ 2 của bạn lắm.
    thứ 1: đề k ghi đầy đủ, nhưng theo mình đọc thi 2 bên có thỏa thuận ngày 2/6 là 2 bên giao - nhận hàng tại kho.
    ngày 2/6: bên mua k đến nhận hàng, như vậy, bên mua đã vi phạm chậm thực hiện hợp đồng,
    căn cứ khoản 1 điều 61 LTM 2005.
    1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
    theo thỏa thuận, 2 bên giao nhận hàng vào ngày 2/3. tại thời điểm giao nhận hàng, bên mua k đến nhận hàng, k ủy quyền cho người khác đến nhận hàng và không có thông báo bằng văn bản cho bên bán. vì vậy, trường hợp kho hàng bị cháy là do lỗi của bên mua.

    Trả lờiXóa
  2. Cac bạn ai biêt câu này tl dùm mh dc hk mh cam on
    Bai tap :
    ông Thương nhân quốc tịch campuchia cư trú campuchia bán cho ông thương nhân việt nam cư chú ở việt nam một chiếc máy giặc trong quá trình hai bên thanh toán tiền hàng đã xảy ra tranh chấp biết rằng trong quá trình kí hợp đồng hai bên ko có lựa chon pl áp dụng
    Câu 1: tranh chấp vừa nêu có thuộc thẩm quyền của tòa án vn ko giải thích
    Câu 2: nếu tòa án việt nam thụ ký thì tòa án việt nam giải quyết tranh chấp theo pl nước nào giải thích

    Trả lờiXóa