Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, giai
cấp công nhân(GCCN) cùng các tầng lớp nhân dân đã giành được chính quyền về tay
nhân dân. Trong thời đại kinh tế có nhiều biến động, nước ta trên con đường
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân cần phải khẳng định
vị trí, vai trò của mình. Để hiểu rõ về giai cấp công nhân Việt Nam trong thời
kì đổi mới, em đã chọn đề: “Thực trạng giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay”.
Giai cấp công nhân Việt Nam(GCCNVN)là
những người lao động,những người làm công ăn lương đang làm việc trong lĩnh vực
công nghiệp; đó là sản phẩm của nền đại công nghiệp đồng thời là sản phẩm của
sự nghiệp cách mạng và quá trình đổi mới ở Việt Nam. GCCNVN có sứ mạng lịch sử
là giải phóng không chỉ GCCN mà còn giải phóng toàn bộ nhân dân lao động khỏi
áp bức, bất công, là lực lượng lao động xã hội để xây dựng một nước Việt Nam
thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Sau hơn hai mươi năm tiến
hành đổi mới, từ một nước nông nghiệp là chủ yếu, chúng ta đang chuyển dần
thành một nước công nghiệp theo xu hướng hiện đại. GCCN Việt Nam là lực lượng
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế
quốc tế và đã có nhiều cố gắng để phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh
giữa GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong những năm đổi mới, GCCN nước ta đã có những bước phát triển tích cực,
mạnh mẽ, đang tăng nhanh về số lượng, ngày càng đa dạng về cơ cấu, đồng thời
chất lượng đội ngũ được nâng lên, đã xuất hiện bộ phận công nhân (CN) trí thức.
Số lượng CN nước ta có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỉ lệ
không lớn trong tổng số dân cư. Theo số lượng thống kê của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, tính hết năm 2010, ước tính tổng số CN nước ta vào khoảng 12,6
triệu người, chiếm tỉ lệ 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội. Tuy
nhiên, CN vẫn là lực lượng chủ yếu nắm giữ những cơ sở vật chất và các phương
tiện sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướng phát triển chủ
yếu của nền kinh tế. GCCN là lực lượng lao động đóng góp nhiều nhất vào ngân
sách nhà nước (hằng năm GCCN đóng góp hơn 70% ngân sách).
Cơ cấu ngành nghề của
GCCN hiện nay rất đa dạng. CN làm việc trong các doanh nghiệp thuộc nhiều thành
phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tư nhân và tập thể, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trong các hộ sản xuất kinh doanh cá thể trong
lĩnh vực công nghiệp hoặc lĩnh vực có tính chất công nghiệp; ngoài ra còn làm
việc theo đồng ở nước ngoài, hoặc lao động chân tay tại các cơ quan nhà nước,
các chợ ,…
Nhìn chung chất lượng CN
ở nước hợp ta còn nhiều yếu kém nên hiện chúng ta đang thiếu trầm trọng các
chuyên gia kĩ thuật,CN lành nghề có tác phong công nghiệp và tính kỉ luật cao.
Thứ nhất, trình độ học vấn phổ thong rất thấp, theo điều tra của ViệnCN Công
đoàn năm 2010, có 10,5% CN có trình độ tiểu học; 43,7% trình độ trung học cơ
sở, 45,5% có trình độ trung học phổ thông, đặc biệt vẫn còn 0,28% người lao
động không biết chữ. Thứ hai, theo thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam năm 2009, trình độ chuyên môn củaCN Việt Nam tại các doanh nghiệp trong các
thành phần kinh tế còn khá khiêm tốn (57,08% lao động phổ thông,26,97% là lao
động có trình độ chuyên môn từ sơ cấp học nghề trở lên;6,26% CN có trình độ
trung cấp và 10,09% tỷ lệ CN có trình độ đại học, cao đẳng). Thứ ba, trình độ
nhận thức chính trị về vai trò lãnh đạo của GCCN còn nhiều hạn chế. Giác ngộ
giai cấp và bản lĩnh chính trị củaCN không đồng đều. Một bộ phận CN không tích
cực tham gia vào Đảng, tỷ lệ CN là Đảng viên thấp và có xu hướng giảm trong
những năm gần đây.Theo số liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương: Năm 2003, số
người được kết nạp Đảng làCN trực tiếp sản xuất chiếm 7,69% tổng số được kết
nạp Đảng; năm 2004, tỷ lệ này là 8,19%; năm 2005 là 6,87%. Hiện nay, nhận thức
về vai trò lịch sử của GCCNVN trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn khá mờ
nhạt, chưa được thể hiện cụ thể. Thứ tư, công đoàn là tổ chức của GCCN và người
lao động hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của CN đã có những đóng góp lớn cho
phong trào CN ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của công đoàn hiện nay không
thiết thực, mang nặng tính hình thức dẫn đến nhiều phong trào bãi công tự phát
của CN gia tăng, nhiều tai nạn lao động xảy ra nhưng không bồi thường thích
đáng (Trong ba năm (2009, 2010, 2011), cả nước đã xảy ra 1.712 cuộc đình công
của CN. Phần lớn các cuộc đình công xảy ra ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (chiếm 76,5%)và không theo đúng trình tự qui định của pháp luật).
Trong nền kinh tế suy
thoái, đồng tiền mất giá, GCCN phải chịu không ít áp lực để xoay xở cuộc sống
cho bản thân và gia đình. Cuối năm 2011, lương bình quân của CN lao động trong
doanh nghiệp nhà nước là 3,8 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân là 2,7 triệu
đồng, donh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3 triệu đồng. Với mức lương như
vậy mà họ phải làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn (ô nhiễm khí
thải, tiếng ồn, bụi bẩn, chất độc hóa học), lao động nặng nhọc cùng các thiết
bị cũ kỹ, lạc hậu; chất lượng cuộc sống của họ rất thấp. Theo khảo sát của
trung tâm dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, cứ 10 CN có 3 người bị suy dinh dưỡng, 20%
bị thiếu máu và hơn 70% CN thiếu Iốt.
Nghị
quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII của Đảng chỉ rõ phương hướng xây dựng GCCN nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “ Cùng
với quá trình phát triển công nghiệp và công nghệ theo xu hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xây dựng phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp,
vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng
lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng,
hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình”. Đảng và nhà nước cần
quan tâm và có những chính sách phù hợp nâng cao trình độ văn hóa, năng lực
chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của CN; tăng cường
hoạt động của Đảng và công đoàn trong bảo vệ lợi ích hợp pháp của CN; phải chăm
lo đời sống vật chất và tinh thần cho GCCN.
Như vậy,
GCCNVN hiện nay có những thay đổi về nhiệm vụ cách mạng và đang phải đối mặt
với những khó khăn và thách thức của nền kinh tế. GCCN cần nâng cao trách
nhiệm, nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét