A
– MỞ ĐẦU
Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta có nhiều vấn đề cấp thiết được đặt ra đòi hỏi phải được giải thiết cấp bách
nhằm đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Trong tình hình nền kinh tế
nước ta cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới đang gặp nhiều khó
khăn, suy thoái, lạm phát đang đe dọa thì tình hình thất nghiệp đang xảy ra với
xu hướng ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra cần phải hạ thấp
tỉ lệ thất nghiệp, sử dụng tốt hơn nguồn lực khan hiếm, qua đó tạo ra niềm tin
và tạo sự ổn định trong đời sống chính trị, xã hội,…Đó chính là lí do em chọn đề
4: Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam hiện
nay: Thực trạng, nguyên nhân, phương hướng và giải pháp khắc phục.
B – NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lí luận
về thất nghiệp
1. Khái niệm thất nghiệp, thước đo và tác động
- Người thất nghiệp là
người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm.
- Tỉ lệ thất nghiệp là
tỉ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng
lao động.
- Tỉ lệ thất nghiệp tự
nhiên là tỉ lệ thất nghiệp mà tại đó thị trường lao động cân bằng.
2. Phân loại thất nghiệp
Thất nghiệp có thể được
phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: theo giới tính, theo lứa tuổi,
theo vùng lãnh thổ, theo nghề chuyên môn hoặc theo lí do thất nghiệp ( bỏ việc,
mất việc, quay lại làm việc ), theo tình hình phát triển kinh tế, thất nghiệp
do yếu tố ngoài thị trường và thất nghiệp do tự nguyện.
a. Thất nghiệp theo
tình hình phát triển kinh tế: đây là loại thất nghiệp căn cứ vào nguồn gốc thất
nghiệp gồm: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kì.
+ Thất nghiệp tạm thời:
xảy ra khi có một số người lao động không muốn làm công việc cũ đang trong thời
gian tìm kiếm công việc mới hoặc nơi làm việc tốt hơn, kể cả những người mới bước
vào thị trường lao động đang tìm việc hoặc sẽ tìm việc nhưng trong thời gian chờ
đi làm.
+ Thất nghiệp cơ cấu là
thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động ở
các ngành nghề khác nhau, mặc dù trong thị trường lao động tổng thể, cung, cầu
vẫn có khả năng cân đối.
+ Thất nghiệp chu kì: (
còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu ) xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm
sút.
b. Thất nghiệp do yếu tố
ngoài thị trường là thất nghiệp xảy ra khi tiền lương được ấn định không phải bởi
các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương thực tế cân bằng của thị trường
lao động. Loại này do yếu tố chính trị, xã hội tác động.
c. Thất nghiệp phân
theo mức độ tự nguyện của người lao động bao gồm thất nghiệp tự nguyện và thất
nghiệp không tự nguyện.
+ Thất nghiệp tự nguyện:
là một bộ phận người lao động không làm việc do việc làm và mức lương không phù
hợp với mong muốn của họ. Loại này ứng với thất nghiệp tự nhiên.
+ Thất nghiệp không tự
nguyện: là bộ phận người không có việc làm mặc dù đã chấp nhận làm việc với mức
lương hiện hành. Loại này ứng với thất nghiệp chu kì.
II. Thực trạng thất
nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng thất nghiệp chung trong phạm
vi cả nước
Hiện nay trong nền kinh
tế đang ngày càng khó khăn, lạm phát, suy thoái đang lăm le xâm nhập vào các nước.
Trước tình hình đó, nạn thất nghiệp đang ngày càng gia tăng nhanh, và diễn biến
phức tạp không chỉ xảy ra ở các nước trong khu vực, trên thế giới mà nó đã và
đang tồn tại ở nước ta. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến “ cuối năm
2011 cả nước có 133 262 người bị mất việc làm chiếm 18 % lao động làm việc
trong các doanh nghiệp, chưa kể 40 348 người lao động ở các làng nghề bị mất việc
làm và khoảng 100 000 người phải giảm giờ làm và nghỉ luân phiên”. Theo số liệu thống kê cho thấy cả nước hiện có
984 000 người thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay nằm trong
khoảng từ 3,7 đến 5,6%, con số này đang ở mức thấp so với thế giới.
Tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ
15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Trong đó có: 52,1 triệu người có việc
làm, còn lại 1 triệu người đang trong tình trạng thất nghiệp bởi nền kinh tế
không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và một bộ phận
không nhỏ lao động thất nghiệp cũ. Theo dự báo năm 2013, kinh tế tiếp
tục khó khăn, thêm nhiều doanh nghiệp không trụ được phải rời bỏ thị trường do
đó lượng người thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng. Dự kiến, có khoảng 150.000
người thất nghiệp trong năm này.
2. Thực trạng thất nghiệp ở nước ta theo
lãnh thổ
Theo Bộ lao động thương
binh xã hội trong năm 2011 sẽ tạo ra 1,6 triệu việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp
ở khu vực thành thị xuống dưới 4,5 %. Số người thất nghiệp ở khu vực thành thị
là 494 000 người, khu vực nông thôn là 459 000 người ( năm 2012). Tuy nhiên, tỉ
lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu vực nông thôn với 1,55 %. Năm
2012 tỉ lệ thất nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là: 2,29 % trong đó, tỉ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị là 5,35 %, nông thôn là 1,29 %. Trong đó, vùng Đông
Nam Bộ có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước 3,74 %, tỉ lệ thất nghiệp ở thành
thị chiếm 4,89 %, ở nông thôn là 2,05 %. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất cả
nước là Trung du và miền núi Bắc Bộ, chiếm 1,13 %, trong đó thành thị chiếm
4,17 %, còn nông thôn chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ 0,51 %. Ngoài ra, các vùng
khác cũng có tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao so với trung bình của cả nước, cụ
thể: vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 2,24 %; Tây Nguyên 1,42
%; Đồng bằn sông Cửu Long 2,71 %. Qua số liệu thống kê trên ta thấy được tỉ lệ
thất nghiệp ở nước ta chia theo vùng chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó tỉ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị luôn chiếm tỉ lệ cao hơn so với nông thôn.
3. Tỉ lệ thất nghiệp chia theo giới tính
Năm 2011, tỉ lệ thất
nghiệp của nữ trong tổng số người thất nghiệp là 57,5 %, của nam giới là 42,5
%. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tỉ lệ thất nghiệp của lao động nữ đã giảm
xuống đáng kể và tương đương với nam giới. Trên bình diện chung của cả nước thì
tỉ lệ thất nghiệp của cả nam và nữ là ngang nhau, nhưng Đồng bằng sông Cửu Long
là vùng có tỉ lệ lao động thất nghiệp nữ đặc biệt cao. Đến năm 2012, tỉ lệ thất
nghiệp của nữ ở nước ta có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao với
nữ là 50,2%, trong khi đó tỉ lệ thất nghiệp của nam giới lại tăng cao tới 49,
8%. Với tỉ lệ đó cho thấy tỉ lệ thất nghiệp theo giới ở nước ta chiếm tỉ lệ khá
cao trong tổng số lao động có việc làm đòi hỏi phải có một giải pháp hữu hiệu để
ngăn chặn và giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta trong thời gian tới nhằm
đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển hơn.
4. Tỉ lệ thất nghiệp theo lứa tuổi
Trong
tổng số gần 1 triệu người thất nghiệp, số người thất nghiệp trẻ tuổi “ từ 15 đến
29 đã chiếm đến gần 2/3 ( 64,9 % ), trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là nhóm tuổi
20 đến 24 ( 26,6 % ), tiếp đến là nhóm tuổi 25 – 29 ( 20,9 % ), nhóm tuổi trẻ
nhất 15 – 19 ( chiếm ( 17,4 % ) ( năm 2012 )”. Độ
tuổi thanh niên 15 – 24 tuổi chiếm 47 % tổng số người thất nghiệp. Trong số các lực lượng
lao động ở độ tuổi 15 – 29 thì một lượng lớn tình trạng sinh viên ra trường
thất nghiệp ngày càng tăng. “ Theo thống kê mới nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, tính
đến đầu năm 2013, trong số 19/20 huyện, thành, thị (trừ huyện Anh Sơn) có đến
11.569 người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chưa tìm
được việc làm. Trong đó có 1 thạc sĩ, 3.047 người tốt nghiệp đại học, 4.042
người trình độ cao đẳng và 4.479 người trung cấp. Đây là con số khiến nhiều
người phải giật mình và lo ngại về tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng
của tỉnh nhà”.
III. Nguyên nhân thất
nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Do khủng hoảng kinh
tế, lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu trong nước cũng như toàn thế giới. Ở Việt Nam
do chưa có thị trường chứng khoán đầu tư nước ngoài chủ yếu bằng vốn FDI nên
không bị các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn một cách đột ngột nhưng các doanh
nghiệp ở Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Khủng hoảng kinh tế làm
cho đồng tiền Việt Nam mất giá, hàng hóa bị cạnh tranh khốc liệt dẫn đến nhiều
mặt hàng không được xuất khẩu dẫn đến tồn kho để giải quyết vấn đề đó nhiều
doanh nghiệp đã phải sa thải bớt công nhân. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm
ảnh hưởng đến tài chính cũng như doanh thu của doanh nghiệp, dẫn đến doanh
nghiệp phải sa thải nhân viên để giảm chi phí làm cho tỉ lệ thất nghiệp tăng
cao. Mặt khác, các nước sử dụng lao động Việt Nam đang gặp khó khăn về kinh tế
trong nước, ngừng không nhận người lao động Việt Nam làm cho thị trường lao
động trong nước ngày càng thất nghiệp trầm trọng.
- Do trình độ lao động: “
Theo số liệu thống kê năm 2001 thì Việt Nam có tới hơn 70% dân số
trong độ tuổi mù chữ”[4]
, chính tỷ lệ này đã tác động một phần nào đấy đến tỷ lệ thất nghiệp. Trong thời
buổi kinh tế thị trường đòi hỏi lao động phải có tay nghề cao, trình độ học vấn
tốt đáp ứng được nhu cầu của công việc. Tuy nhiên, với trình độ lao động của nước
ta hiện nay là quá thấp dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nước ta hiện nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tỉ lệ thất
nghiệp ở nước ta ngày càng cao.
- Chu kì kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của
thị trường. Khi thị trường mở rộng thì thu hút thêm lao động, như vậy cung cầu
về lao động theo đó cũng co giãn, thay đổi từ đó phát sinh hiện tượng thất
nghiệp.
- Do sự gia tăng dân số
và nguồn lao động cùng với quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa bên cạnh những
mặt tích cực thì còn đó rất nhiều mặt tiêu cực, trong đó thị trường lao động
cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp.
- Do sự phát triển nhanh
của khoa học – kĩ thuật, trong một chừng mực nhất định, với sự tiến bộ vượt bậc
của máy móc nó đã dần thay thế con người. Các doanh nghiệp, công ty luôn muốn
tối đa hóa lợi nhuận, đẩy mạnh khoa học, máy móc tiến bộ vào sản xuất thì tất
dẫn đến phải loại bỏ một số lượng lớn lao động.
IV. Phương hướng và giải
pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa
gia đình là một trong những chính sách nhằm giảm thiểu tối đa tỉ lệ gia tăng
dân số trong phạm vi cả nước từ đó cũng làm giảm đáng kể tỉ lệ thất nghiệp của
nước ta hiện nay.
- Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra thành thị.
Trong những năm vừa qua tỉ lệ dân cư di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc
làm là khá cao làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Chính điều này
đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng cao.Do đó, những vùng
tập trung đông dân cư như: các thành phố lớn, các khu công nghiệp cần có chính
sách di dân, phân bố dân cư và sử dụng lao động một cách hợp lí.
- Giảm độ tuổi nghỉ hưu: khi thực hiện chính
sách này sẽ đưa một bộ phận lao động nghỉ hưu để lao động trẻ có nhiều năng
lực, tiềm năng thay thế. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp thay thể tạm thời bởi
cho lao động nghỉ hưu sớm thì số tiền trả lương hưu là rất lớn và ảnh hưởng
không nhỏ đến nền tài chính nước ta.
- Chính phủ tăng đầu tư cho nền kinh tế: đây là
chính sách nhằm tăng cầu lao động bằng cách chính phủ “ bơm tiền” vào đầu tư
cho nền kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng, qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động.
- Trợ cấp thất nghiệp: sau khi bị thất nghiệp
người lao động được nhận một khoản tiền để xúc tiến tìm công việc mới. Đây là
một trong những chính sách nằm trong hệ thống của chính sách kinh tế xã hội của
quốc gia. Hiện nay, trợ cấp thất nghiệp là một trong những chính sách có vai
trò to lớn trong việc khắc phục tình trạng thất nghiệp của nước ta.
- Trợ cấp thôi việc, mất việc làm: nhằm góp phần
giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống cho người lao động sau khi thất nghiệp.
Các doanh nghiệp sẽ trợ cấp cho người lao động một khoản tiền để tạo nên phúc
lợi cho doanh nghiệp.
- Chính phủ cần sử
dụng hai chính sách trong chính sách chống suy thoái nói chung, đó là chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tăng mức tổng cầu, phục hồi kinh tế,
giảm thất nghiệp.
C – KẾT LUẬN
Thông qua phần thực trạng, nguyên nhân của thất
nghiệp ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đã đưa ra được những giải pháp thiết thực
nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát
triển hơn nữa. Tuy nhiên, tình hình thất nghiệp hiện nay ngày càng gia tăng
nhanh, các chính sách của nhà nước đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhưng chưa
triệt để đòi hỏi Chính phủ cần đưa ra những biện pháp mới hiệu quả hơn nhằm
giảm tối đa tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta trong năm 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét