Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Hãy phân tích cung, cầu và gái cả thi trường của một mặt hàng tiêu dung trong thực tế trong một khoảng thời gian nào đó

PHẦN 1:  LỜI MỞ ĐẦU
Quy luật cung - cầu chính là cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Giá cả sẽ được thị trường xác định thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu:
Khi giá càng tăng thì lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn lòng mua (lượng cầu) sẽ giảm, trong khi đó lượng hàng hóa người sản xuất muốn cung ứng (lượng cung) sẽ tăng. Giả sử giá cao làm lượng cung > lượng cầu sẽ tạo nên tình trạng dư thừa hàng hóa tạo áp lực đẩy giá xuống, giá giảm làm giảm lượng cung và tăng lượng cầu dẫn đến cân bằng. Ngược lại, nếu giá thấp làm cho lượng cầu > lượng cung dẫn đến thiếu hụt hàng hóa tạo áp lực nâng giá lên. Giá tăng sẽ làm lượng cung tăng và lượng cầu giảm dẫn đến cân bằng.
Với cách điều tiết như vậy, giá thị trường sẽ ở mức lượng cung đúng bằng lượng cầu. Khi cung và cầu thay đổi sẽ làm giá thay đổi: VD cung tăng sẽ làm giá giảm, cầu tăng sẽ làm giá tăng. Để hiểu hơn về cung,cầu và gái cả thị trường các quy luật tác động em chọn đề tài “ Hãy phân tích cung, cầu và gái cả thi trường của một mặt hàng tiêu dung trong thực tế trong một khoảng thời gian nào đó”.




PHẦN 2: NỘI DUNG
I, Cơ sở lí luận.
1, Cung- cầu.
1,1 Cầu
1.1.1 Khái niệm:  Cầu biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (với các yếu tố không đổi).
Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thuật ngữ lượng cầu có ý nghĩa trong mối quan hệ với một mức giá cụ thể.
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới cầu
Khi các điều kiện khác không đổi, sự thay đổi của giá cả hàng hóa đó làm lượng cầu thay đổi. Song khi các yếu tố khác( không phải là giá cả của chính hàng hóa ta đang phân tích) thay đổi thì mọi lượng cầu ở từng mức giá cụ thể sẽ thay đổi. Trong các trường hợp sau đây cầu sẽ thay đổi:
·     Sở thích hay thị hiếu người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới cầu bởi nó phản  ánh sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ.
·     Thu nhập người tiêu dùng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mua của người tiêu dùng. Thông thường khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có khả năng mua nhiều hàng hóa hơn và ngược lại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu khác nhau.
·     Giá cả của các loại hàng hóa có liên quan: hàng hóa thay thế và hang hóa bổ sung và  các kì vọng cầu đối với hang hóa hoặc dịch vụ thay đổi phụ thuộc vào kì vọng của người tiêu dùng vì người tiêu dùng cho rằng giá cả của hàng hóa nào đó  sẽ tăng lên trong tương lai thì cầu của hàng hóa đó sẽ tăng lên và ngược lại.
·                    Dân số tăng lên sẽ làm cho cầu đối với hàng hóa đó tăng lên và  làm cho người tiêu dùng tham gia vào thị trường tăng lên.
1.1.3 Sự tác động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu
              Đường cong cầu dốc xuống. Giá cả tăng, lượng cầu giảm. Đây là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu
              Khi mức giá không đổi, các yếu tố khác thay đổi, cả đường cầu sẽ dịch chuyển khiến lượng cầu thay đổi.

1.2 Cung
1.2.1 Khái niệm: Cung biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (với các yếu tố khác không đổi).
Cung không phải là một lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể mà là sự mô tả toàn diện về số lượng hàng hóa hay dịch vụ. Nó bao gồm hai yếu tố là khả năng bán và ý muốn sẵn sàng bán hang hóa hay dịch vụ. Lượng cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cung.
·     Công nghệ là một trong yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất.
·     Giá của các yếu tố sản xuất  đầu vào có ảnh hưởng tới khả năng cung ứng sản phẩm. Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm, trong điều kiện giá đầu ra và các yếu tố không đổi nhà sản xuất có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn do đó nhà sản xuất có cung ứng nhiều lên và ngược lại.
·     Các kì vọng : sự dự đoán của nhà sản xuất về sự thay đổi trong tương lai về giá bán của hang hóa, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế,… đều có ảnh hưởng đến cung hiện tại của hang hóa, dịch vụ. Nếu một yếu tố có lợi cho việc cung ứng được dự đoán thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại.
·     Sự điều tiết của chính phủ có thể chia làm hai dạng: Dạng nâng đỡ: chính phủ trợ cấp giá cả, giảm thuế, hỗ trợ đào tạo lao động cho các hãng …Dạng hạn chế: sự điều tiết của chính phủ khi đó được coi là sự áp đặt một thay đổi công nghệ hay các điều kiện sản xuất theo hướng bất lợi cho người sản xuất, làm cho lượng cung giảm xuống ở mỗi mức giá
1.2.3 Sự tác động dọc theo đường cung và sự dịc chuyển đường cung
     Đường cong cung cấp dốc lên. Khi mức giá thay đổi, lượng cung sẽ thay đổi. Đây là một sự dịch chuyển dọc theo đường cung
           Khi chi phí bình quân giảm, cả đường           cung sẽ dịch chuyển sang phải. Dù mức giá không đổi thì lượng cung vẫn tăng.

1.3. Nguyên lí cung - cầu
    Nguyên lí cung – cầu, hay quy luật cung cầu phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thi trường và một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch hang cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hang như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng một lúc tất cả các mặt hàng kinh tế học được gọi là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung và tại đó sẽ không có dư cung hay dư cầu.
1.4 Thị trường và giá cả thị trường
1.4.1 thị trường:
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán hàng hóa.
Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh tranh cung cầu, giá cả,giá trị,…mà trong đó giá cả và hang hóa tiêu dung được xác định.
1.4.2 Giá cả thị trường
Cơ sở của giá cả là giá trị, nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động xung quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng trong đó cạnh tranh, cung - cầu và sức mua của đồng tiền.Trên cơ sở đó hình thành nền giá cả thị trường. Hay nói cách khác, giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa thị trường hoặc là giá cả hàng hóahàng hóa được thỏa thuận giữa người mua và người bán trên thị trường. Đối với người kinh doanh đó là giá kinh doanh, giá này phải bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết thì họ mới có thể tồn tại và phát triển.
II. PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG ÁO SƠ MI TRONG KHOẢNG THÁNG 4 TỚI THÁNG 9 NĂM 2012
Khảo sát và thu thập số liệu tại một cửa hàng bán quần áo THU LAN ( Nhật Tân- Hà Nam) trong mùa hè  về mặt hang áo Sơ- Mi để phân tích về cung, cầu và giá cả của mặt hàng đó.
Biểu cầu về áo sơ-mi tháng 4 – tháng 9
P( nghìn đồng /1 cái)
200
180
175
160
155
130
125
115
110
100
QD(Lượng Cầu)
10
20
30
60
70
120
130
150
160
180
Từ bảng số liệu trên ta có : phương trình đường cầu P = a.QD + b. là
P = -0,5 QD+ 190 (nghìn đồng). Biểu cầu cho ta biết đường cầu là một đừng dốc xuống tức là khi giá áo sơ mi giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên. Ở đầu tháng tư do gía cao lượng cầu thấp, giá hạ dần xuống thì cầu tăng dần tới khi đầu tháng 9 giá hạ xuống 100 nghìn đồng thì lượng cầu đã tăng cao.Đó là sự dịch chuyển bên trong đường cầu. Nhưng do áo sơ mi và áo thun, áo phông là mặt hang thay thế nhau và sở thích của mỗi người, thị yếu thị trường năm 2012 do thị yếu người tiêu dung ưu chuộng áo phông, áo vải von nên so với mùa hè năm 2011 đường Cầu có sự dịch chuyển về phía trong với cùng mức giá. Đó là sự thay đổi giảm cầu so với năm trước.
Với mức giá của cửa hàng cùng với lượng Cầu như trên nhà sản xuất,hay của hang có biểu cung
 Biểu cung   về áo sơ-mi tháng 4 – tháng 9                    
P( nghìn đồng /1 cái)
200
180
175
160
155
130
125
115
110
100
QS(Lượng Cung)
260
220
210
200
180
120
110
90
80
60

Từ bảng số liệu trên ta có : phương trình đường cầu P = a.QS + b. là
P = 0,5 QS+ 70 (nghìn đồng). Biểu cầu cho ta số liệ với đường cầu dốc lên,nghĩa là khi giá tăng lên thì lượng cung sẽ tăng. Tại mức giá 200 nghìn đồng thì lượng cung lớn nhất 260 cái. Khi giá giảm thì nhà sản xuất thu hẹp việc cung ứng, lượng cung giảm. Đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cung. Nhưng khi giá không đổi mà các yếu tố chi phí sản xuất biến động thì đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái, hoặc phải.

Biểu thị trường về áo Sơ –Mi trong thời gian đầu tháng 4 tới
giữa tháng 9 tại cửa hàng bán quần áo Thu  lan – Nhật tân
Thời gian
Giá một cái áo (đồng) P
Lượng cung(QS )

Lượng cầu(QD)
Ta có: P = -0,5 QD+        190 (nghìn đồng)
 1/4- 14/4
200000
260

Dư thừa thị trường
10
P = 0,5 QS+ 70
15/4 -30/4
180000
220
20
(nghìn đồng)
1/5 – 14/5
175000
210
30
Trạng thái cân bằng
15/5 -31/5
170000
200
40
Thị trường khi :
1/6 – 14/6
160000
180
60
Tại vị trí cân bằng
15/6- 30/6
155000
170
70
thì trường lượng cung
1/7 – 14/7
130000
120
Cân bằng
120
Lượng cầu:
QD = QS =120.
15/7– 31/7
125000
110
Thiếu hụt
130
P = 1300000(Đồng)
1/8 – 14/8
115000
90
150

15/8 -31/8
110000
80
160

1/9 – 14/9
100000
60

180


      Biểu thị trường cho ta biếu trạng thái cân bằng thị trường tại mức gía 130 nghìn khi lượng cung và cầu bằng nhau.
          Với giá thấp hơn giá cân bằng thị trường, mức lợi nhuận đối với nhà sản xuất sẽ giảm xuống và các nhà sản xuất ít có mong muốn cung cấp hàng hóa cho thị trường,còn người tiêu dùng tăng khả năng mua hàng hóa nên khoảng cách giữa cung và cầu càng lớn,gây nên hiện tượng thiếu hụt thị trường. Thiếu hụt thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở một mức gái nào đó. Như vậy Từ 15/7 - !4/7 là thời gian thiếu hụt của thị trường đối với áo sơ mi của cửa hàng. Nói cách khác thời gian này có thặng dư tiêu dùng.
 Với giá cao hơn mức giá cân bằng thị trường, mức lợi nhuận của người sản xuất sẽ tăng lên và các nhà sản xuất muốn cung cấp nhiều hàng hóa, ngược lại,người tiêu dùng lại không sãn sàng mua mới giá cao, dẫn tới cung lớn hơn cầu làm dư thừa thị trường. Hay nói cách khác nó là thặng dư của cung.Vậy đầu mùa (1/4 – 14/7) có thặng dư sản xuất, cung lớn hơn cầu áo bán với gái cao nhưng ít người mua với gái 200 nghì thì chỉ có 20 người mua dẫn tới dư thừa thị trường.

Biểu đồ thể hiện đường cung đường cầu và giá cả thị trường của mặt hàng áo sơ mi mùa hè năm 2012
III. Ý nghĩa của quy luật cung – cầu , giá cả thị trường
Từ cơ chế tự điều tiết của thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu để người mua và người bán điều chỉnh hành vi. Giả sử một loại hàng hóa có nhu cầu cao sẽ làm tăng giá. Giá tăng sẽ tạo động lực để người sản xuất gia tăng sản lượng để đáp ứng cho nhu cầu, qua đó nguồn lực trong xã hội sẽ được huy động để đáp ứng cho nhu cầu này.
Ngược lại, nếu một loại hàng hóa có nhu cầu thấp, giá sẽ giảm, người sản xuất sẽ giảm bớt sản lượng để dịch chuyển nguồn lực sang những lĩnh vực hiệu quả hơn (có nhu cầu cao hơn, giá cao hơn).
Thông qua quá trình vận động như vậy, những nguồn lực của xã hội sẽ được phân bổ một cách tối ưu, đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy cơ chế thị trường giải đáp được mâu thuẫn cơ bản nhất của kinh tế học: mâu thuẫn giữa nguồn lực có hạn với nhu cầu vô hạn nên cần phân bổ những nguồn lực một cách thật hiệu quả nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của xã hội.
PHẦN 3:KẾT LUẬN
Từ  việc tìm hiểu khảo sát về cung, cầu giá cả thị trường về một hàng hóa (áo sơ mi vào mùa hè năm 2012) để hiểu rõ tại một thời điểm xác định, mức giá có thể không bằng với mức giá cân bằng. nếu không bằng, xuất hiện một trong hai hiện tương dư cung hoặc dư cầu, phụ thuộc vào việc mức giá cao hơn hay thấp hơn mức giá cân bằng. Nhưng chính sự mất cân bằng đó lại khuyến khích việc thay đổi giá để trở lại mức cân bằng. Thị trường tự động điều chỉnh. Những  vấn đề gây tranh cãi cơ bản trong kinh tế học là giá cả nhanh chóng điều chỉnh để phục hồi trạng thái cân bằng như thế nào trong một thị trường nhất định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Giáo trình kinh tế học đại cương, Trường đại học luật Hà Nội.  Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2002.  Tr.23 -42
2. Giáo trình kinh tế học vi mô, Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009, tr 33- 55.
3. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Nxb Chính trị - Quốc Gia, Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội  ,năm 2004. Tr.78 – 83
4. các website





PHỤ LỤC
Biểu đồ thị trường , trạng thái cân bằng thị trường
Khách hàng tới mua hàng



Lượng cung hàng hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét