1. Giới
thiệu
Bộ luật Lao động mới (Bộ luật Lao động sửa đổi) được Quốc hội thông qua trong phiên họp chính thức chiều ngày 18/06/2012 vừa qua với 455 trên 466 phiếu và sẽ có hiệu lực từ 1/5/2013. Qua bốn lần dự thảo và lấy ý kiến của các tầng lớp trong xã hội trong ba năm vừa qua, Bộ luật Lao động mới được đánh giá là đưa ra nhiều quyền lợi cho người lao động, tuy nhiên lại hạn chế quyền của các doanh nghiệp. Bộ luật mới với những điểm thay đổi của nó vẫn tạo ra một số quan ngại và tác động lớn đến thị trường lao động Việt Nam trong những năm tới.
Bộ luật Lao động mới gồm 242 điều, bao gồm nhiều phần mới về hợp đồng lao động vô hiêu, thuê ngoài, đào tạo và phát triển kỹ năng, thỏa ước lao động tập thể, và thỏa ước lao động ngành.
Nhìn chung, Bộ luật Lao động mới đưa ra nhiều cải thiện về lợi ích của người lao động trong nhiều khía cạnh đã có hiện nay bao gồm nhưng không giới hạn bởi mức lương tối thiểu trong thời gian thử việc, mức lương tối thiểu nếu thay đổi vị trí, công việc; ngày nghỉ lễ; nghỉ thai sản; và thời giờ nghỉ ngơi. Bên cạnh những cải thiện này, những quy định có lợi rải rác trong các văn bản luật và dưới luật khác cũng được đưa vào trong dự thảo Bộ luật mới, làm tăng tính toàn diện của nó. Hơn nữa, dự thảo còn đưa ra nhiều sửa đổi quan trọng liên quan đến thời hạn hợp đồng, thời gian làm thêm giờ, đối xử đặc biệt đối với một số ngành nghề cụ thể, và thỏa ước lao động tập thể.
Sau đây là những thay đổi quan trọng nhất của Bộ luật Lao động mới.
2. Tăng nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng
Theo Bộ luật mới, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh tổng thời gian là 6 tháng (so với quy định 4 tháng tại Bộ luật hiện hành). Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Nghỉ thai sản trước khi sinh không được quá 2 tháng và thời gian nghỉ 4 tháng là bắt buộc. Quy định chính thức thực hiện từ 1/5/2013 nhưng với trường hợp người nghỉ sinh con trước thời điểm này mà đến ngày luật mới được áp dụng vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh theo quy định tại luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ thai sản được tính theo luật mới.
3. Giới hạn thời gian làm thêm giờ
Theo Bộ luật mới, người lao động không được làm thêm quá 50% thời gian làm việc chính thức một ngày. Đối với trường hợp quy định về thời gian làm việc 1 tuần, tổng thời gian làm việc chính thức và thêm giờ không được quá 12 giờ/ngày, 30 giờ/tháng và 200 giờ/năm. Những quy định này đã có trong các văn bản dưới luật và giờ được đưa vào Bộ luật.
4. Tăng tiền công làm thêm giờ tối thiểu, thử việc và thuyên chuyển công tác
Theo Bộ luật Lao động mới, mức lương tối thiểu (bắt buộc) trong suất quá trình thử việc và tạm thời chuyển công tác tăng từ mức 70% lên 85% mức lương chính thức/lương cũ.
Về tiền công làm việc thêm giờ, người lao động sẽ được trả ít nhất 150% mức lương bình thường cho làm thêm giờ trong ngày bình thường và 200% cho ngày nghỉ trong tuần, 300% đối với ngày nghỉ lễ. Bên cạnh đó, người lao động còn được hưởng lương bình thường đối với ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ phép. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% lương bình thường ngoài 30% tiền lương làm ban đêm và 150%, 200% và 300% tùy từng trường hợp cho tiền công làm thêm giờ.
5. Các quy định mới về dịch vụ thuê ngoài lao động
Lần đầu tiên, chương thuê lao động ngoài được đưa ra tại Bộ luật Lao động. Bộ luật đưa ra nhiều yêu cầu chính và giới hạn về lĩnh vực kinh doanh thuê ngoài lao động, bao gồm yêu cầu các đại lí nhân sự có giấy phép con và tiền kí gửi; hạn chế về loại công việc được thuê ngoài; hạn chế về thời hạn hợp đồng thuê ngoài tối đa là 12 tháng, v.v. Đáng chú ý, đại lí nhân sự phải đảm bảo lương của người lao động được cho thuê không ít hơn lương của người lao động bình thường trong doanh nghiệp đi thuê và/hoặc đại lí khác có cũng kĩ năng và thực hiện công việc giống hoặc tương tự. Ngược lại doanh nghiệp đi thuê lao động phải thỏa thuận trực tiếp với người lao động về làm việc ban đêm, làm thêm giờ nếu các nội dung trên không có trong hợp đồng thuê ngoài lao động. Những biện pháp hành chính này có vẻ không hoàn toàn tôn trọng nguyên tắc “tự do thỏa thuận”, tuy nhiên quy định này có thể khó có khả năng thực thi trong thực tiễn bởi doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động, bằng việc thuê lao động ngoài, không có định tạo ra bất cứ mối quan hệ hợp đồng nào với lao động được thuê ngoài.
6. Giới hạn đối với người lao động nước ngoài
Bộ luật Lao động khẳng định lại tinh thần của Nghị định 46/2011/ND-CP (Nghị định 46) thắt chặt về việc cho phép người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đặc biệt, theo Bộ luật mới, thời gian tối đa của giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài là 2 năm (thay vì 3 năm như quy định hiện tại).
Một thay đổi quan trọng theo Bộ luật Lao động so với Nghị định 46 là Bộ luật đã bỏ đi điều khoản cho phép miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới 3 tháng. Theo Bộ luật mới, việc miễn trừ này chỉ áp dụng cho người nước ngoài vào Việt Nam xử lí những vấn đề kỹ thuật phức tạp có thể gây nguy hiểm hoặc thiệt hại với công việc kinh doanh mà không thể xử lí bởi chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
7. Quy định mới về đối thoại tại nơi làm việc, Thỏa ước lao động và Thỏa ước lao động ngành (TƯLĐN)
Ba nội dung mới này được đưa vào chương Thỏa ước lao động tập thể.
Đối thoại tại nơi làm việc mục đích nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biêt lẫn nhau giữa người lao động và người sử dụng lao động để đặt được quan hệ lao động tốt tại nơi làm việc. Một số nội dung chính của đối thoại là yêu cầu từ người lao động đối với người sử dụng lao động và ngược lại. Đối thoại diễn ra định kì 3 tháng một lần hoặc theo đề nghị của một bên. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ chuẩn bị địa điểm và các điều kiện vật chất khác để tổ chức cuộc đối thoại.
Liên quan đến Thỏa ước lao động, các quy định mới đưa ra nguyên tắc thương lượng, đại diện thương thường, nội dung và thủ tục thương lượng. Đáng chú ý, đề nghị thương lượng có thể được đưa ra bởi bất kì bên nào, vd như người lao động hoặc người sử dụng lao động, và trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đề nghị, bên còn lại phải chấp nhận và đưa ra thời gian bắt đầu thương lượng. Bất kì hành động từ chối hoặc trì hoãn việc bắt đầu thương lượng bởi một bên có thể cho phép bên kia bắt đầu các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
TƯLĐN là điểm mới của Bộ luật Lao động mới này. Đáng chú ý, TƯLĐN có hiệu lực cao hơn thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp nếu thỏa ước tập thể đó đưa ra điều kiện kém ưu đãi hơn cho người lao động. Cụ thể, nếu quyền, nghĩa vụ và lợi ích pháp lí của người lao động cho bởi thảo ước lao động tập thể hoặc bất kì quy định nào của người sử dụng lao động kém ưu đãi hơn TƯLĐN, thỏa ước của doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp trong vòng 3 tháng kinh doanh kể từ ngày TƯLĐN có hiệu lực.
8. Một bước nữa cho thủ tục cắt giảm lao động
Bộ luật Lao Động mới đưa ra thêm một trường hợp cho phép cắt giảm lao động: cắt giảm vì lí do kinh tế, cùng với 3 tình huống là sáp nhập và mua lại, tổ chức lại và thay đổi công nghệ. Những trường hợp cụ thể được coi là cắt giảm vì lí do kinh tế cần được giải thích rõ hơn nữa trong các văn bản hướng dẫn.
Theo Bộ luật mới, trong tất cả các trường hợp cắt giảm lao động, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch sử dụng lao động, và trả trợ cấp thôi việc cho những nhân viên bị cắt giảm. Cụ thể là với lí do kinh tế, tái cơ cấu và thay đổi công nghệ, việc cắt giảm lao động chỉ được thực hiện sau khi đàm phán với đại diện người lao động trong doanh nghiệp và báo cáo cho cơ quan quản lí lao động cấp tỉnh trước 30 ngày.
Bộ luật Lao động mới (Bộ luật Lao động sửa đổi) được Quốc hội thông qua trong phiên họp chính thức chiều ngày 18/06/2012 vừa qua với 455 trên 466 phiếu và sẽ có hiệu lực từ 1/5/2013. Qua bốn lần dự thảo và lấy ý kiến của các tầng lớp trong xã hội trong ba năm vừa qua, Bộ luật Lao động mới được đánh giá là đưa ra nhiều quyền lợi cho người lao động, tuy nhiên lại hạn chế quyền của các doanh nghiệp. Bộ luật mới với những điểm thay đổi của nó vẫn tạo ra một số quan ngại và tác động lớn đến thị trường lao động Việt Nam trong những năm tới.
Bộ luật Lao động mới gồm 242 điều, bao gồm nhiều phần mới về hợp đồng lao động vô hiêu, thuê ngoài, đào tạo và phát triển kỹ năng, thỏa ước lao động tập thể, và thỏa ước lao động ngành.
Nhìn chung, Bộ luật Lao động mới đưa ra nhiều cải thiện về lợi ích của người lao động trong nhiều khía cạnh đã có hiện nay bao gồm nhưng không giới hạn bởi mức lương tối thiểu trong thời gian thử việc, mức lương tối thiểu nếu thay đổi vị trí, công việc; ngày nghỉ lễ; nghỉ thai sản; và thời giờ nghỉ ngơi. Bên cạnh những cải thiện này, những quy định có lợi rải rác trong các văn bản luật và dưới luật khác cũng được đưa vào trong dự thảo Bộ luật mới, làm tăng tính toàn diện của nó. Hơn nữa, dự thảo còn đưa ra nhiều sửa đổi quan trọng liên quan đến thời hạn hợp đồng, thời gian làm thêm giờ, đối xử đặc biệt đối với một số ngành nghề cụ thể, và thỏa ước lao động tập thể.
Sau đây là những thay đổi quan trọng nhất của Bộ luật Lao động mới.
2. Tăng nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng
Theo Bộ luật mới, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh tổng thời gian là 6 tháng (so với quy định 4 tháng tại Bộ luật hiện hành). Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Nghỉ thai sản trước khi sinh không được quá 2 tháng và thời gian nghỉ 4 tháng là bắt buộc. Quy định chính thức thực hiện từ 1/5/2013 nhưng với trường hợp người nghỉ sinh con trước thời điểm này mà đến ngày luật mới được áp dụng vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh theo quy định tại luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ thai sản được tính theo luật mới.
3. Giới hạn thời gian làm thêm giờ
Theo Bộ luật mới, người lao động không được làm thêm quá 50% thời gian làm việc chính thức một ngày. Đối với trường hợp quy định về thời gian làm việc 1 tuần, tổng thời gian làm việc chính thức và thêm giờ không được quá 12 giờ/ngày, 30 giờ/tháng và 200 giờ/năm. Những quy định này đã có trong các văn bản dưới luật và giờ được đưa vào Bộ luật.
4. Tăng tiền công làm thêm giờ tối thiểu, thử việc và thuyên chuyển công tác
Theo Bộ luật Lao động mới, mức lương tối thiểu (bắt buộc) trong suất quá trình thử việc và tạm thời chuyển công tác tăng từ mức 70% lên 85% mức lương chính thức/lương cũ.
Về tiền công làm việc thêm giờ, người lao động sẽ được trả ít nhất 150% mức lương bình thường cho làm thêm giờ trong ngày bình thường và 200% cho ngày nghỉ trong tuần, 300% đối với ngày nghỉ lễ. Bên cạnh đó, người lao động còn được hưởng lương bình thường đối với ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ phép. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% lương bình thường ngoài 30% tiền lương làm ban đêm và 150%, 200% và 300% tùy từng trường hợp cho tiền công làm thêm giờ.
5. Các quy định mới về dịch vụ thuê ngoài lao động
Lần đầu tiên, chương thuê lao động ngoài được đưa ra tại Bộ luật Lao động. Bộ luật đưa ra nhiều yêu cầu chính và giới hạn về lĩnh vực kinh doanh thuê ngoài lao động, bao gồm yêu cầu các đại lí nhân sự có giấy phép con và tiền kí gửi; hạn chế về loại công việc được thuê ngoài; hạn chế về thời hạn hợp đồng thuê ngoài tối đa là 12 tháng, v.v. Đáng chú ý, đại lí nhân sự phải đảm bảo lương của người lao động được cho thuê không ít hơn lương của người lao động bình thường trong doanh nghiệp đi thuê và/hoặc đại lí khác có cũng kĩ năng và thực hiện công việc giống hoặc tương tự. Ngược lại doanh nghiệp đi thuê lao động phải thỏa thuận trực tiếp với người lao động về làm việc ban đêm, làm thêm giờ nếu các nội dung trên không có trong hợp đồng thuê ngoài lao động. Những biện pháp hành chính này có vẻ không hoàn toàn tôn trọng nguyên tắc “tự do thỏa thuận”, tuy nhiên quy định này có thể khó có khả năng thực thi trong thực tiễn bởi doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động, bằng việc thuê lao động ngoài, không có định tạo ra bất cứ mối quan hệ hợp đồng nào với lao động được thuê ngoài.
6. Giới hạn đối với người lao động nước ngoài
Bộ luật Lao động khẳng định lại tinh thần của Nghị định 46/2011/ND-CP (Nghị định 46) thắt chặt về việc cho phép người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đặc biệt, theo Bộ luật mới, thời gian tối đa của giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài là 2 năm (thay vì 3 năm như quy định hiện tại).
Một thay đổi quan trọng theo Bộ luật Lao động so với Nghị định 46 là Bộ luật đã bỏ đi điều khoản cho phép miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới 3 tháng. Theo Bộ luật mới, việc miễn trừ này chỉ áp dụng cho người nước ngoài vào Việt Nam xử lí những vấn đề kỹ thuật phức tạp có thể gây nguy hiểm hoặc thiệt hại với công việc kinh doanh mà không thể xử lí bởi chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
7. Quy định mới về đối thoại tại nơi làm việc, Thỏa ước lao động và Thỏa ước lao động ngành (TƯLĐN)
Ba nội dung mới này được đưa vào chương Thỏa ước lao động tập thể.
Đối thoại tại nơi làm việc mục đích nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biêt lẫn nhau giữa người lao động và người sử dụng lao động để đặt được quan hệ lao động tốt tại nơi làm việc. Một số nội dung chính của đối thoại là yêu cầu từ người lao động đối với người sử dụng lao động và ngược lại. Đối thoại diễn ra định kì 3 tháng một lần hoặc theo đề nghị của một bên. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ chuẩn bị địa điểm và các điều kiện vật chất khác để tổ chức cuộc đối thoại.
Liên quan đến Thỏa ước lao động, các quy định mới đưa ra nguyên tắc thương lượng, đại diện thương thường, nội dung và thủ tục thương lượng. Đáng chú ý, đề nghị thương lượng có thể được đưa ra bởi bất kì bên nào, vd như người lao động hoặc người sử dụng lao động, và trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đề nghị, bên còn lại phải chấp nhận và đưa ra thời gian bắt đầu thương lượng. Bất kì hành động từ chối hoặc trì hoãn việc bắt đầu thương lượng bởi một bên có thể cho phép bên kia bắt đầu các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
TƯLĐN là điểm mới của Bộ luật Lao động mới này. Đáng chú ý, TƯLĐN có hiệu lực cao hơn thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp nếu thỏa ước tập thể đó đưa ra điều kiện kém ưu đãi hơn cho người lao động. Cụ thể, nếu quyền, nghĩa vụ và lợi ích pháp lí của người lao động cho bởi thảo ước lao động tập thể hoặc bất kì quy định nào của người sử dụng lao động kém ưu đãi hơn TƯLĐN, thỏa ước của doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp trong vòng 3 tháng kinh doanh kể từ ngày TƯLĐN có hiệu lực.
8. Một bước nữa cho thủ tục cắt giảm lao động
Bộ luật Lao Động mới đưa ra thêm một trường hợp cho phép cắt giảm lao động: cắt giảm vì lí do kinh tế, cùng với 3 tình huống là sáp nhập và mua lại, tổ chức lại và thay đổi công nghệ. Những trường hợp cụ thể được coi là cắt giảm vì lí do kinh tế cần được giải thích rõ hơn nữa trong các văn bản hướng dẫn.
Theo Bộ luật mới, trong tất cả các trường hợp cắt giảm lao động, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch sử dụng lao động, và trả trợ cấp thôi việc cho những nhân viên bị cắt giảm. Cụ thể là với lí do kinh tế, tái cơ cấu và thay đổi công nghệ, việc cắt giảm lao động chỉ được thực hiện sau khi đàm phán với đại diện người lao động trong doanh nghiệp và báo cáo cho cơ quan quản lí lao động cấp tỉnh trước 30 ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét