I.
LỜI MỞ ĐẦU
Để có thể bắt đầu một hoạt động kinh
doanh hợp pháp, điều tất yếu là cần phải có được những điều kiện kinh doanh do
pháp luật quy định đối với ngành nghề đó. Chứng chỉ hành nghề là một trong
những điều kiện đó, là một khái niệm khá quen thuộc, tuy nhiên chứng chỉ hành
nghề có rất nhiều vấn đề bất cập cần xem xét. Vậy điều kiện kinh doanh cũng như
chứng chỉ hành nghề đã được pháp luật quy định như thế nào?
II.
NỘI DUNG
1. Điều kiện kinh doanh
Trước hết, muốn biết được về những
quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, cần phải hiểu điều kiện kinh
doanh là gì? Theo khoản 2 điều 7 LDN 2005: “Điều
kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh
doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu câu về vốn pháp
định hoặc yêu cầu khác”. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị Định 102/2010/ NĐ-CP quy
định về các hình thức của đièu kiện kinh doanh bao gồm: Giấy phép kinh doanh; Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Xác
nhận vốn pháp định; Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực
hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác
nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy,
vấn đề đặt ra các quy định cụ thể của pháp luật đối với các điều kiện kinh
doanh ra sao?
Thứ nhất, Điều kiện về chủ thể (đại diện pháp
luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh): Pháp luật đã quy định tại điều 13 LDN
2005 như sau:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không
được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam :
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam
sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho
cơ quan, đơn vị mình;
…
g) Các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật về phá sản.
Theo đó,
các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng như Việt Nam đều có quyền được thành lập,
góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam phải không thuộc
khoản 2 của Điều luật này (đồng thời cũng được quy định tại điều 7 Nghị định
102/2010)
Thứ hai, Điều kiện về tên doanh nghiệp: Luật
doanh nghiệp 2005 đã có quy định cụ thể về vấn đề đặt tên doanh nghiệp. Tại
điều 31, Luật doanh nghiệp đã nêu khái niệm chung với tên của doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp phải viết được
bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít
nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Tên doanh nghiệp phải được viết
hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên
doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu
và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tiếp
theo, điều 32, 33, 34 là căn cứ để các cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ
chối hay chấp nhận tên của một doanh nghiệp. Và những điều cấm, gây nhầm lẫn
được thể hiện rõ hơn tại điều 14(những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp),
điều 15 (những trường hợp gây trùng, nhầm lẫn trong đặt tên doanh nghiệp) nghị
định 43/2010/NĐ – CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có nghị định
88/2006/NĐ-CP NGÀY 29-8-2006 về đăng ký kinh doanh cũng quy định về vấn đề đặt
tên của doanh nghiệp.
Thứ ba, Về vốn
Đối với các loại hình doanh nghiệp
được điều chỉnh theo LDN 2005 đều cần phải có vốn điều lệ đối với một loại hình
doanh nghiệp cụ thể, được quy định tại điều 6 Nghị định 102/2010:
+ Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên là tổng giá trị các phần vốn góp do các thành viên đã góp
hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty.
+ Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong
một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty.
+ Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh
giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ
đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập
doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ
phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và
được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong
thời hạn 90 ngày,
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên đối với một số ngành nghề
nhất định cần phải có vốn pháp định. Vốn pháp định, được hiểu đơn giản là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của
pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Như vậy, không phải tất cả ngành nghề
đều bắt buộc có vốn pháp định. Theo điều khoản 1điều 10 nghị định 102/2010/NĐ –
CP: Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn
pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về
vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ,
điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của
pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, các
ngành nghề có vốn pháp định sẽ được Nhà nước quy định theo pháp luật chuyên
ngành như các nghị định, pháp lệnh. Cụ thể:
TT
|
Ngành nghề
|
Văn bản pháp luật
|
Tóm tắt nội dung
|
1
|
Dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài
|
Luật người lao động Việt nam đi
làm việc ở nước ngoài – Đ.8(2)
NĐ 107/2007/ND-CP – Đ.3
|
- Có vốn pháp định là 5 tỷ đồng
(là một điều kiện để được cấp giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài)
- Ngoài ra, còn phải ký quỹ 1 tỷ
đồng.
|
2
|
Trung tâm dạy nghề, trường trung
cấp nghề, trường cao đẳng nghề (có vốn đầu tư nước ngoài)
|
Luật dạy nghề - Đ.52
|
- Yêu cầu trong hồ sơ thành lập
có văn bản chứng nhận của ngân hàng về vốn điều lệ
|
3
|
Sản xuất phim
|
- Luật điện ảnh – Đ.14
- NĐ 96/2007/NĐ-CP – Đ.11
|
- Có vốn pháp định là 1 tỷ (để
được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim)
|
4
|
Kinh
doanh dịch vụ đòi nợ
|
- NĐ 104/2007/NĐ-CP – Đ.13
|
- Có vốn pháp định là 2 tỷ và coi
như là một điều kiện kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động, vốn
điều lệ > vốn pháp định
|
5
|
Kinh
doanh bất động sản
|
Luật kinh doanh bất động sản –
Đ.8
TT 36/2006/TT-BTC
|
- Yêu cầu có vốn pháp định
|
6
|
Doanh nghiệp cảng hàng không
|
Luật hàng không dân dụng Việt
NĐ 76/2007/NĐ-CP
NĐ 83/2007/NĐ-CP – Đ.22(1)
|
Điều kiện cấp giấy phép:
- “Điều kiện về vốn” -
- Vốn pháp định 100 tỷ đối với
kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế; 30 tỷ khi kinh doanh tại cảng hàng
không nội địa
|
7
|
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
hàng không
|
Luật hàng không dân dụng – Đ.65
NĐ 83/2007/NĐ-CP – Đ.22(2)
|
Điều kiện cấp giấy phép:
- “Điều kiện về vốn”
- Cung cấp dịch vụ tại cảng hàng
không quốc tế là 30 tỷ; nội địa là 10 tỷ
|
8
|
Kinh doanh vận chuyển hàng không
|
Luật hàng không dân dụng – Đ. 110
NĐ 76/2007/NĐ-CP – Đ.8
|
Điều kiện cấp giấy phép:
- Đáp ứng điều kiện về vốn.
- 500 tỷ (quốc tế) & 200 tỷ
(nội địa) = đối với hãng có từ 1-10 tàu bay
- 800 tỷ (quốc tế) & 400 tỷ
(nội địa) = hãng có 11-30 tàu bay
- 1000 tỷ (quốc tế) và 500 tỷ
(nội địa) = hãng có trên 30 tàu bay
- Kinh doanh hàng không chung =
50 tỷ
|
9
|
Công ty chứng khoán, công ty quản
lý quỹ
|
Luật chứng khoán – Đ.62
NĐ 14/2007/NĐ-CP – Đ.18
|
- Điều kiện thành lập & hoạt
động của công ty
1. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công
ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công
ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:
a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ
đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của công ty quản lý
quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý
quỹ nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam.
|
10
|
Các tổ chức tín dụng (các ngân
hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính và công ty
cho thuê tài chính)
|
Luật ngân hàng nhà nước Việt nam
(1997&2003)
Luật các tổ chức tín dụng
(1997&2004)
NĐ 141/2006/NĐ-CP
|
Xem chi tiết phụ lục 1
|
11
|
Sở giao dịch hàng hóa
|
NĐ 158/2006/NĐ-CP – Đ.8
|
Điều kiện thành lập Sở Giao dịch
hàng hóa
+ Vốn pháp định: 150 tỷ đồng
|
12
|
Doanh nghiệp là thành viên môi giới Sở giao dịch
hàng hóa
|
NĐ 158/2006/NĐ-CP – Đ.19
|
- Điều kiện hoạt động đối với
thành viên môi giới trên Sở Giao dịch hàng hóa
- Vốn pháp định: 5 tỷ VND
|
13
|
Doanh nghiệp là thành viên kinh doanh Sở giao dịch
hàng hóa
|
NĐ 158/2006/NĐ-CP.
|
- Vốn pháp định là trên 70 tỷ
đồng
|
14
|
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
|
NĐ 18/2005/NĐ-CP – Đ.32
|
- Vốn pháp định không thấp hơn 10
tỷ đồng
|
15
|
Kinh doanh vận tải đa phương thức
|
NĐ 125/2003/NĐ-CP – Đ.6
|
- Có tài sản tối thiểu 80.999 SDR
|
16
|
Nhà xuất bản
|
Luật xuất bản 2004 – Đ.12 (4)
NĐ 111/2005/NĐ-CP
TT 30/2006/TT
|
- Có vốn được coi là 1 trong
những điều kiện để thành lập nhà xuất bản
|
Trên đây, là mức vốn pháp định của một số ngành nghề
cụ thể, kèm theo đó là những văn bản pháp luật được ban hành. Tuy mới kể ra 16
ngành nghề có vốn pháp định, nhưng có thể thấy sự đa dạng về quy định vốn pháp
định trong từng ngành nghề cụ thể.Qua đó thấy được, vốn pháp định nên chia thành
hai loại:
+ Loại
thứ nhất là yêu cầu về vốn pháp định được coi như là 1 điều kiện để doanh
nghiệp (sau khi thành lập) xin các giấy phép kinh doanh chuyên ngành. Ví dụ,
trong lĩnh vực hàng không, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,....
Điều này có nghĩa là sau khi ĐKKD, thì doanh nghiệp sẽ phải xin giấy phép kinh
doanh để được quyền kinh doanh trong lĩnh vực, nghề tương ứng (tuy nhiên có
trường hợp xin giấy phép kinh doanh chuyên ngành trước, như kinh doanh sản xuất
phim).
+ Loại
thứ hai là yêu cầu khi đăng ký kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, trong một số lĩnh vực thì việc đăng ký thành lập doanh
nghiệp tại các cơ quan, Bộ quản lý ngành, như UBCK, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài
chính, Bộ Văn hóa thông tin,... Trong một số ít lĩnh vực thì được đăng ký tại
cơ quan ĐKKD, như kinh doanh bất động sản, dịch vụ đòi nợ.
Thứ 4, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có
điều kiện.
Pháp
luật hiện hành đã có quy định về những hàng hóa, dịch vụ cấm – hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện tại nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6
năm 2006 như sau:
+
Đối với những hàng
hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh (quy định tại phần phụ lục I – Nghị định
59/2006/NĐ-CP), bao gồm: 18 loại hàng hóa, 5 loại dịch vụ. Các thương nhân, cá
nhân, tổ chức không được kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Trừ trường hợp, việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa,
dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp cụ thể
phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
+ Đối với những
hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh (quy định tại phần phụ lục II - Nghị định 59/2006/NĐ-CP), bao gồm: 7
loại hàng hóa, 1 loại dịch vụ. Các hoạt động kinh doanh liên quan đến các loại
hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế cần phải tuân theo các quy định sau (khoản 1 điêu
6 – nghị định 59/2006):
Một, Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các
quy định của pháp luật;
Hai, Thương nhân kinh doanh phải là doanh nghiệp được thành
lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Ba, Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật,
trang thiết bị, quy trình kinh doanh và
các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
Bốn, Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp
mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu
cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo
quy định của pháp luật;
Năm, Phạm vi, quy mô, thời gian, địa điểm kinh doanh, số
lượng thương nhân tham gia kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh phải
phù hợp với yêu cầu quản lý đặc thù và quy hoạch phát triển mạng lưới kinh
doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đó trong từng thời kỳ;
Sáu, Thương nhân kinh doanh phải có Giấy phép kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định
của pháp luật.
+ Đối với những hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
(quy định tại phần phụ lục III – Nghị định 59/2006/NĐ-CP), bao gồm: 15 loại hàng hóa, 46 loại dịch vụ.
Để có thể kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ có điều kiện phải có những điều
kiện sau:
Một, Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các
quy định của pháp luật;
Hai, Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định
của Luật Thương mại;
Ba, Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật,
trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của
pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển
mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
Bốn, Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp
mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu
cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo
quy định của pháp luật;
Năm, Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh.
2.
Chứng chỉ hành nghề
Tuy là một trong những điều kiện kinh doanh đã được quy
định tại khoản 2 điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP, nhưng cần tách chứng chỉ hành
nghề riêng khỏi các điều kiện khác bởi : chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp
cho cá nhân chứ không cho pháp nhân. Có rât nhiều loại chứng chỉ hành nghề mà
ta đã có thể từng nghe thấy : chứng
chỉ hành nghề tư vấn giám sát; chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán; chứng
chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; chứng chỉ hành nghề dược phẩm; chứng chỉ hành
nghề kế toán, kiểm toán; chứng chỉ hành nghề luật sư; chứng chỉ hành nghề kinh
doanh bất động sản, thẻ thẩm định viên về giá…Vậy chứng chỉ
hành nghề là gì ? Pháp luật quy định ra sao về chúng ?
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 102/2010/ NĐ-CP
quy định khái niệm của chứng chỉ hành nghề như sau : Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà
nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề
nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Chứng chỉ hành
nghề thường có thời hạn ngắn từ 1-3 năm tùy theo thâm niên của người hành nghề.
Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ quy định về đạo đức nghề
nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề. Nếu vi phạm một trong những
quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và sẽ
không được tiếp tục hành nghề. Như vậy, có thể thấy rằng, chứng chỉ hành nghề là loại chứng
chỉ cấp cho cá nhân hành nghề, không cấp cho pháp nhân, cơ quan, tổ chức, không
phải là một điều kiện kinh doanh.
Theo các quy định hiện
hành, những ngành nghề sau đây cần có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng ký
kinh doanh:
1. Kinh doanh dịch vụ
pháp lý
2. Kinh doanh dịch vụ
khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
3. Kinh doanh dịch vụ thú
y và kinh doanh thuốc thú y
4. Kinh doanh dịch vụ
thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình,
giám sát thi công xây dựng.
5. Kinh doanh dịch vụ
kiểm toán
6. Sản xuất, gia công,
sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật
7. Kinh doanh dịch vụ
xông hơi khử trùng.
8. Kinh doanh dịch vụ
thiết kế phương tiện vận tải
9. Mua bán di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia
10. Kinh doanh dịch vụ kế
toán
11. Dịch vụ môi giới bất
động sản; dịch vụ định giá bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.
Theo khoản 3 điều 8 Nghị
định 102/2010/ NĐ-CP, đã nêu rõ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ
hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ
sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh
ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ
sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người
đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám
đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và
ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải
có chứng chỉ hành nghề.
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu
Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít
nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có
chứng chỉ hành nghề.
3.
Điều kiện kinh doanh xăng dầu
Theo quy định của Nghị
định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 Về kinh doanh xăng
dầu thì kinh doanh xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vì vậy Doanh
nghiệp chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
Theo quy định tại Điều 15
của Nghị định 55 Điều kiện để Cửa
hàng, trạm bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
xăng dầu, bao gồm các điều kiện sau:
+
Địa điểm của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Được xây dựng và trang
thiết bị của cửa hàng phải đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng,
trạm kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (khoản 2 Điều
15).
+ Cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh
phải được học về nghiệp vụ bảo quản, đo lường, chất lượng xăng dầu, kỹ thuật an
toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường, thời gian học tối thiểu 03
(ba) tháng (khoản 3 Điều 15).
Theo quy định tại Điều 16
của Nghị định 55, Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
xăng dầu, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (theo mẫu).
+ Bản sao hợp lệ Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp chủ sở hữu cửa hàng, trạm bán lẻ
xăng dầu.
+Bản kê trang thiết bị
của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị
định này và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư xây dựng của cửa hàng,
trạm bán lẻ xăng dầu.
+Bản sao hợp lệ chứng chỉ
đã qua lớp học nghiệp vụ xăng dầu của cán bộ và nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ
xăng dầu theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định này.
Như vậy, chủ thể muốn
thành lập một cây xăng tư nhân cần thực hiện các bước công việc sau:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp.
Cần chuẩn bị hồ sơ để
thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Chủ
thể đó có thể thành lập: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, Công
ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần.
Thời hạn để đăng ký kinh
doanh: không quá 15 ngày.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh.
Cần chuẩn bị một bộ hồ sơ
gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (theo mẫu).
+ Bản sao hợp lệ Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp chủ sở hữu cửa hàng, trạm bán lẻ
xăng dầu.
+ Bản kê trang thiết bị
của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị
định này và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư xây dựng của cửa hàng,
trạm bán lẻ xăng dầu.
+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ đã qua lớp
học nghiệp vụ xăng dầu của cán bộ và nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu
theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định này.
Nơi nộp: Sở Thương mại
hoặc Sở Thương mại và Du lịch.
Thời hạn: 07 ngày kể từ
ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo quy định tại Phụ lục
2 Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Phòng cháy chữa cháy thì đại diện các cơ sở sau đây trước khi đưa vào
hoạt động hoặc trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về công năng, tính
chất sử dụng phải đến nộp hồ sơ đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về phòng cháy và chữa cháy" tại trụ sở Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 5. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
Như vậy theo quy định trên, nếu muốn kinh doanh xăng dầu
cần phải có thêm cả giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
III. KẾT LUẬN
XEM THÊM:THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét