Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

ĐỀ CƯƠNG ÔN MÔN LUẬT DÂN SỰ 2

Dân sự
Khẳng định đúng hay sai? Giải thích.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của người có nghĩa vụ;
2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền;
3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi;
4. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều người có nghĩa vụ với người có quyền thì những người có nghĩa vụ phải thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả việc làm phát sinh nghĩa vụ;
5. nghĩa vụ DS chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết;
6. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
7. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung;
8. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam
9. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền
10. Những tài sản được qui định tại điều 163 BLDS 2005
Khẳng định sau đây là đúng hay sai ? Giải thích ?
1.Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu tòan bộ
2.Nếu không có thỏa thuận gì khác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực
3.Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán
4.Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận
5.Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận
6.Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế
7.Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê
8.Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.
9.Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả…)
10.Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ
2. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được đảm bảo và
phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được đảm bảo
3. Tài sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp
4. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược
5. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là biện pháp bảo đảm bằng biện pháp tín chấp
6. Giáo dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự
7. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức
8. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở
9. Một các nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị - xã hội
10. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình
11. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản
12. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận
13. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác
14. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ
15. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ
HĐ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU - HĐ MUA BÁN, TẶNG CHO, TRAO ĐỔI, VAY TÀI SẢN
1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật
2. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán
3. Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán
4. Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá
5. Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt
6. Người bán đấu giá là người có tài sản để bán
7. Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá
8. Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá
9. Người có tài sán bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả ....)
10. Người mua đấu giá phải nộp tiền đặt cọc mới được tham gia đấu giá
11. Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá
12. Bên bán phải chịu các chi phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua
13. Bên bán phải chịu các chi phí về vận chuyển sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua
14. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán
15. Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã thành nghĩa vụ trả tiền
16. Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành
17. Trong trường hợp bên bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu
18. Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất thì hợp đồng mua bán chi có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ
19. Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro
20. Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên bán chưa chuyển giao tài sản cho bên mua, mà lại có rửi ro đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ
21. Hợp đồng mua bán trên lãh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt Nam
22. Hợp đồng mmua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảo đảm thì vô hiệu
23. Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua đã chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán
24. Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua
25. Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó
26. Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực
27. Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản bán
28.Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký và nộp khoản tiền đặt trước
29. Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ
30. Cũng giống hợp đồng tặng cho,hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế
31. Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thì có quyền mua tài sản đấu giá đó
32. Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lại tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử
33. Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp
34. Bên mua phải tiếp tục thừa kế các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản mua
35. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại
36. Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho
37. Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau hi bên được tặng cho đã thực hiện xong điều kiện mà bên tặng cho đưa ra
38. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương của bên tặng cho
39. Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thi bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho
40. Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định
41. Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay
VẤN ĐỀ 7: HĐ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN – HĐ THUÊ, MƯỢN TÀI SẢN
1. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế;
2. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao;
3. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê;
4. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản;
5. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản;
6. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản;
7. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
8. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân;
9. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực;
10. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược;
11. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê;
12. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào;
13. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.
1. Vấn đề 1:
1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ;
2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền;
3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi;
4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện;
5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền;
6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác;
7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu;
8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ;
9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt;
10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết;
11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự;
12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau;
13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn;
14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam;
15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền;
17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung;
18 . Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ.
Vấn đề II
1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu;
2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;
3. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;
4. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;
5. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;
6. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm;
7. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;
8. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);
9. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;
10. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;
11. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành;
12. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;
13. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;
14. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
15. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm

1, Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, khách thế và đối tượng là một.
2, Uỷ quyền cho người thứ ba quyền yêu cầu là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự.
3, Bảo đảm chính là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
4, Người say rượu gây ra thiệt hải thì phải bồi thường.
5, Người bị thiệt hại có lỗi thì mỗi bên chịu thiệt hại một nửa.
6, Hợp đồng gửi giữa tài sản là hợp đồng song vụ, có đền bù.
7, Hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản là hợp đồng có đền bù.
8, Hình thức của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật.
9, Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là công việc phải thực hiện là hợp đồng dịch vụ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét