Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

BÀI TẬP NHÓM THƯƠNG MẠI 1

 


D, E, F có nhu cầu cùng góp vốn thành lập một công ty để kinh doanh dịch vụ pháp lý. Nguyện vọng của họ là công ty được thành lập phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Các thành viên có thể hạn chế được người bên ngoài công ty thâm nhập vào công ty để trở thành thành viên của công ty;
- Các thành viên có quyền quyết định các vấn đề của công ty phụ thuộc vào phần vốn góp của các thành viên;
- Công ty có tư cách pháp nhân.
Yêu cầu:
a. Lựa chọn cho D, E, F loại hình công ty thích hợp và giải thích tại sao.
b. Những điều kiện mà D, E, F phải đáp ứng để thành lập công ty theo loại hình đã chọn.
c. Nêu các thủ tục cần tiến hành, các loại giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập loại hình kinh doanh được lựa chọn.













MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Giải quyết vấn đề.
a.Lựa chọn cho D, E, F loại hình công ty thích hợp và giải thích tại sao.
1. Công ty có tư cách pháp nhân.
2. Các thành viên có thể hạn chế được người bên ngoài công ty thâm nhập vào công ty để trở thành thành viên của công ty.
3. Các thành viên có quyền quyết định các vấn đề của công ty phụ thuộc vào  phần vốn góp của các thành viên.
b. Những điều kiện mà D, E, F phải đáp ứng để thành lập công ty theo loại hình đã chọn.
c. Các thủ tục cần tiến hành, các loại giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập loại hình kinh doanh được lựa chọn.
Lời kết.
Phụ lục.
Danh mục tài liệu tham khảo.





Như mọi hiện tượng kinh tế khác, công ty ra đời tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định. Trong xã hội, khi nền sản xuất háng hóa đã phát triển đến mức độ nhất định, để mở mang kinh doanh các nhà kinh doanh cần phải có nhiều vốn. Để đáp ứng như cầu vốn cho kinh doanh, buộc các nhà khinh doanh phải liên kết với nhau.Trên cơ sở vốn và sự tin tưởng lẫn nhau họ đã liên kết theo những hình thức nhất định và tạo ra mô hình tổ chức kinh doanh mới – công ty kinh doanh. Do vậy công ty ra đời là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã tạo điều kiện thuật lợi cho các loại hình công ty ra đời và phát triển. Ở tình huống số 7, Với đa dạng các loại hình công ty để giúp cho các nhà kinh doanh lựa chon được loại hình công ty phù hợp với nguyện vong và đúng pháp luật nhóm em xin trình bày như sau:
a.Lựa chọn cho D, E, F loại hình công ty thích hợp và giải thích tại sao.
D, E, F có nhu cầu cùng góp vốn  thành lập một công ty để kinh doanh dịch vụ pháp lý. Nguyện vọng của họ là công ty được thành lập phải đáp ứng những nhu cầu sau:
1. Công ty có tư cách pháp nhân
2. Các thành viên có hể hạn chế được người bên ngoài công ty thâm nhập vào công ty để trở thành thành viên của công ty.
3. Các thành viên có quyền quyết định các vấn đề của công ty phụ thuộc vào phần vốn góp của các thành viên.
          Để lựa chọn cho D, E, F loại hình công ty thích hợp thì ta phân tích các điều kiện trên như sau:
1.     Công ty có tư cách pháp nhân.
Luật doanh nghiệp được Quốc hội  nước ta thông qua ngày 29/11/2005 quy định 3 loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh. Trong Luật Doanh nghiệp có những quy định chung cho các loại hình công ty và có những quy định riêng cho từng loại hình công ty. Theo đó cả 3 loại hình công ty : Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên (do có 3 thành viên D, E, F cùng góp vốn thành lập) đều được pháp luật quy định là có tư cách pháp nhân.
 Khoản 2 Điều 38 luật doanh nghiệp 2005 “ Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
 Khoản 2 Điều 77 quy định “ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Như vậy ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là ngày “khai sinh” ra công ty cổ phần và đồng thời xác lập theo khoản 2 Điều 133 luật doanh nghiệp 2005 quy định “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Vậy với điều kiện thứ nhất này cho D, E, F 3 loại hình công ty để lựa chọn công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
2. Các thành viên có thể hạn chế được người bên ngoài công ty thâm nhập vào công ty để trở thành thành viên của công ty
 Ta thấy rằng loại hình công ty cổ phần có 1 đặc điểm đó là tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần) của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty pháp hành là 1 loại hàng hóa. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Đặc điểm này được pháp luật quy định tại điểm d khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp “ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này”.  Và quy định điểm d khoản 1 Điều 79 “Cổ phần phổ thông có các quyền sau đây:
Được tự do chuyển nhượng CP của mình cho cổ đông khác và cho người khác không phải là cổ đông trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 84 của Luật này”.
 Khi mà một cổ đông muốn chuyển nhượng, bán lại cổ phần cho người khác thì người này sẽ trở thành cổ đông mới của công ty. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện rất dễ dàng. Do đó tổ chức của công ty cũng dễ dàng bị thay đổi. do đó loại hình công ty cổ phần không phải là loại hình mà D, E, F lựa chọn. sẽ còn lại hai loại là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
Ta thấy, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, theo điều 44 luật doanh nghiệp:
Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.”  thì ta thấy việc chuyển ngượng phần vốn góp của công ty này là vô cùng khó khăn, không dễ dàng như công ty cổ phần .
 Giả sử thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên muốn bán phần vốn góp của mình để trả nợ thì người nhận thanh toán có thể trở thành thành viên của công ty khi mà được hội đồng thành viên chấp nhận theo khoản 6 điều 45 “Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này”.
Dó đó việc chuyển nhượng phần vốn góp đã khó, việc trở thành thành viên của công ty còn khó hơn. Vì vậy hạn chế được người ngoài công ty thâm nhập vào công ty để trở thành thành viên của công ty.
Ngoài ra thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó không bỏ phiều tán thành việc tổ chức lại công ty theo khoản 1 điều 43 “ Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.”
Đối với loại hình công ty hợp danh theo khoản 3 điều 133 “ Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”. Điều luật đã nêu rõ việc chuyển nhượng phần vốn góp của công ty hợp danh cho người khác sẽ rất khó khăn và phải có sự chấp nhận của các thành viên hợp danh còn lại. Và theo khoản 1 điều 139 quy định “ Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.”. Cũng giống như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, muốn trở thành thành viên của công ty hợp danh, cũng cần phải được hội đồng thành viên chấp nhận. Do đó loại hình này cũng đáp ứng được điều kiện thứ hai này.
Qua hai điều kiện đã phân tích ở trên D, E, F có thể chọn sẽ thành lập công ty hợp danh hoặc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Các thành viên có quyền quyết định các vấn đề của công ty phụ thuộc vào  phần vốn góp của các thành viên.
Đối với công ty hợp danh thì đây là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hang chung và cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân tức là thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, vốn góp là yếu tố thứ yếu. trong công ty hợp danh, đã là thành viên hợp danh thì có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt, không phụ thuộc vào vốn góp. Vốn góp có thể bằng tiền, hiện vật… thậm chí chỉ là uy tín kinh doanh của cá nhân.
Theo khoản 1 điều 137 quy định “Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.”
Và theo điểm đ khoản 1, điều 140 “ Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty”.
Theo đó cho dù vốn góp ít hay nhiều đều không quan trọng, đã là thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì có quyền ngang nhau. Vì vậy loại hình công ty hợp danh không đáp ứng được yêu cầu của điều kiện thứ 3 này.
Như vậy, với ba điều kiện của D, E, F thì họ sẽ lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên để thành lập.
b. Những điều kiện mà D, E, F phải đáp ứng để thành lập công ty theo loại hình đã chọn là:
Sau khi phân tích, đánh giá các yêu cầu của D, E, F khi tham gia thành lập công ty, nhóm chúng tôi nhất trí lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp nhất đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên – cụ thể là 3 thành viên. Khi thành lập công ty theo loại hình này D, E. F phải đáp ứng một số điều kiện như sau:
+ D, E, F là những cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định tại Điều 17 BLDS về Năng lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân.
          + D, E, F  đồng thời không được thuộc vào các trường hợp theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lí doanh nghiệp đối với cá nhân:
          “b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
          c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
          d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
          đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
          e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
          f) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”.
          +) D, E, F phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn vốn góp cụ thể. Họ phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết theo quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2005.(1) Do D, E, F là thành viên sáng lập, chủ sở hữu công ty nên họ phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ như đã được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị Định 102/2010/NĐ/CP trong thời hạn  không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên.
          + Khi đăng kí góp vốn bằng tài sản, D, E, F phải tiến hành định giá tài sản góp vốn theo quy định tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2005:
“1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”.
          + D, E, F phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản của mình sang cho công ty theo quy định Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2005:
          “  Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
          Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
          Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty”.
          +) D. E. F phải tuân thủ theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp về Nghĩa vụ của thành viên.(2)
          Bên cạnh đó, trong quá trình thành lập công ty, D, E, F cần đáp ứng được 1 số các điều kiện được pháp luật quy định để thành lập công ty như:
1. Tên công ty:
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp).(3)
2. Trụ sở công ty
Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
3. Ngành nghề kinh doanh
Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà công ty phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh…Đối với công ty kinh doanh dịch vụ pháp lý, pháp luật không quy định vốn pháp định.
Như vậy khi thỏa mãn hết các điều kiện trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn X (giả sử tên công ty là X) do D, E, F sẽ được thành lập.
c. Các thủ tục cần tiến hành, các loại giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập loại hình kinh doanh được lựa chọn là:
Để công ty trách nhiệm hữu hạn  có từ hai thành viên trở lên như theo mong muốn của D, E, F được hoạt động trên thực tế, thì phải tiến hành “khai sinh” cho công ti theo thủ tục do pháp luật quy định. Giả sử D, E, F thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn X. Do công ti kinh doanh dịch vụ pháp lí, cho nên vấn đề thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo yêu cầu của D, E, F phải chịu sự điều chỉnh của Luật Luật sư 2006. Dựa trên quy định tại Điều 35 về đăng kí hoạt động tổ chức hành nghề Luật sư, D, E, F phải tiến hành các thủ tục như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35: 
1. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên...”
Như vậy, điều kiện để có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn X là các thành viên D,E,F là thành viên của Đoàn Luật sư. Theo đó, “Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà các thành viên của công ty đều là thành viên của một Đoàn luật sư thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư đó.
Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà các thành viên là thành viên của các Đoàn luật sư khác nhau thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.”(4)
Như vậy, trước khi tiến hành đăng kí thành lập công ti thì điều cần thiết đó là chuẩn bị các điều kiện, giấy tờ để thành lập công ti. Trong đó, ba thành viên D, E, F cần họp và thảo luận với nhau về việc chuẩn bị hồ sơ đăng kí thành lập công ti, về Điều lệ công ti, người đại diện theo pháp luật của công ti, Sở Tư pháp nơi thực hiện đăng kí hoạt động... Nếu D, E, F đều là thành viên của một Đoàn luật sư của một địa phương bất kì nào đó trên phạm vi cả nước, thì sẽ tiến hành đăng kí tại Sở Tư pháp của địa phương đó. Nếu D, E, F là thành viên cảu các Đoàn luật sư khác nhau thì việc đăng kí hoạt động sẽ thực hiện tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở công ti. Sau khi đã thống nhất và chuẩn bị xong các vấn đề trên, các thành viên D, E, F tiến hành các thủ tục như sau:
Bước 1:  Gửi Hồ sơ đăng kí hoạt động lên Sở Tư pháp bao gồm các loại giấy tờ như sau:
1. Giấy đề nghị đăng kí hoạt động theo mẫu thống nhất mà Bộ Tư pháp quy định. Giấy đề nghị đăng kí hoạt động phải đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định số 28, bao gồm: Tên công ti; địa chỉ trụ sở công ti; họ, tên, địa chỉ thường trú của các luật sư thành viên D, E, F ; họ, tên của người đại diện theo pháp luật và lĩnh vực hành nghề.(5)
2. Dự thảo Điều lệ của công ty luật với nội dung đúng như quy định tại Điều 4 Nghị định số 28 (6). Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên còn lại.
3. Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của D, E, F.
4. Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Sau khi gửi Hồ sơ đăng kí hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ  thì trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ti.
Bước 2. Nhận giấy đăng ký hoạt động
          Khi nhận được thông báo về việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, người đại diện theo pháp luật của công ti có mặt tại phòng đăng ký hoạt động của Sở Tư pháp, ký nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động có hai bản, một bản cấp cho công ti và một bản được lưu tại Sở Tư pháp. Như vậy, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn X của D,E,F được chính thức hoạt động
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động công ty luật, Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Cục thuế của địa phương và Bộ Tư pháp.
Bước 3: Đăng ký mã số thuế.
Việc đăng ký mã số thuế được tiến hành sau khi công ti đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Theo đó, cần kê khai các thông tin tại tờ khai đăng ký thuế, người đại diện theo pháp luật của công ty ký tờ khai, nộp tại bộ phận tiếp nhận tờ khai của Cơ quan thuế, tiếp nhận phiếu hẹn theo quy định của Luật Quản lí Thuế 2006 và Thông tư số 85/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế.
Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế (tuỳ từng địa phương, doanh nghiệp có thể cử người đại diện thay mặt lên nhận).
Bước 4:   Đăng kí con dấu
Công ty trách nhiệm hữu hạn X lập hồ sơ khắc dấu và nộp lệ phí theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định Số: 31/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều tại nghị định 58/2001/NĐ-CP, trong đó phải có giấy chứng nhận đăng kí hoạt động do Sở Tư pháp cấp.  Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn X, cơ quan Công an phải giới thiệu đến cơ sở làm con dấu theo quy định. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được giấy giới thiệu của cơ quan Công an cơ sở làm con dấu phải hoàn thành việc làm con dấu và chuyển cho cơ quan Công an kiểm tra, đăng ký.(4) Đến thời điểm trả dấu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có mặt tại cơ quan công an trả dấu để thực hiện thủ tục nhận dấu.
Bước 5. Công bố hoạt động.
Theo điều 38 Luật Luật sư 2006 về Công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày cấp giấy đăng kí hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn X phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
a) Tên công ti
b) Địa chỉ trụ sở của công ti, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có)
c) Lĩnh vực hành nghề;
d) Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Giám đốc công ty luật và các thành viên khác;
đ) Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Như vậy, để công ty trách nhiệm hữu hạn X được đi vào hoạt động trên thực tế một cách hợp pháp, D,E, F phải tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật bao gồm đăng kí hoạt động, đăng kí mã số thuế, đăng kí con dấu, công bố hoạt động. Mặc dù là một công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 nhưng việc quản lí các tổ chức hành nghề Luật sư lại thuộc phạm vi của Luật Luật sư 2006, trong đó có mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, kinh doanh về dịch vụ pháp lí. Đây là một trong những điểm đặc biệt của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lí.
Đến đây chúng ta có thể đưa ra nhận xét về loại hình công ty này như sau: loại công ty này là loại công ty kết hợp được ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần và ưu điểm các thành viên quen biết nhau của công ty đối nhân. Nó khắc phục được nhược điểm vê sự phức tạp khi thành lập và quản lý của công ty cổ Việt Nam chứng minh các nhà đầu tư rất ưa thích thành lập loại hình công ty này.

PHỤ LỤC
Về các điều luật được trính dẫn làm cơ sở trong bài và các mẫu văn bản.
1. Các điều luật
(1) Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
2. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;
b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;
c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.
4. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
(2) Điều 42. Nghĩa vụ của thành viên
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
(3) Điều 31. Tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.

(4) Điều 5. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

1. Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà các thành viên của công ty đều là thành viên của một Đoàn luật sư thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư đó.
Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà các thành viên là thành viên của các Đoàn luật sư khác nhau thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
2. Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Luật sư.
3. Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật được làm thành 2 bản; một bản cấp cho văn phòng luật sư hoặc công ty luật, một bản lưu tại Sở Tư pháp.
4. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư, công ty luật, Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Cục thuế của địa phương và Bộ Tư pháp.
5. Văn phòng luật sư, công ty luật phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, văn phòng luật sư, công ty luật được khắc và sử dựng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về con dấu.
(5) Điều 3. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm những nội dung chính sau đây:
1. Tên văn phòng luật sư, công ty luật;
2. Địa chỉ trụ sở;
3. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
4. Họ, tên của người đại diện theo pháp luật (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
5. Lĩnh vực hành nghề.
Bộ Tư pháp quy định mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

(6) Điều 4. Điều lệ Công ty luật

Điều lệ công ty luật gồm những nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở;
2. Loại hình công ty luật;
3. Lĩnh vực hành nghề;
4. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
5. Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;
6. Phần vốn góp của luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
7. Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
8. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành;
9. Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
10. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của công ty (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
11. Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;
12. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.
Điều lệ công ty luật phải có chữ ký của luật sư chủ sở hữu hoặc của tất cả luật sư thành viên.
2. Các mẫu văn bản
1. Mẫu giấy đề nghị đăng kí hoạt động của công ti TNHH từ hai thành viên kinh doanh dịch vụ pháp lí theo quy định của Bộ Tư pháp.



 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LUẬT HỢP DANH, CÔNG TY
LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)............................

Chúng tôi gồm các luật sư có tên trong danh sách sau đây:

STT
Họ tên
Năm sinh
Đoàn luật sư tỉnh (thành phố)
Ghi chú


























đăng ký hoạt động cho Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên với các nội dung sau đây:
1. Tên đầy đủ của Công ty luật (ghi bằng chữ in hoa):............................................................
Tên giao dịch (nếu có):.............................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở:.......................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Điện thoại:.................... Fax:.................. Email:.......................................................................
Website:....................................................................................................................................
3. Giám đốc Công ty:
Họ và tên:............................................................. Nam, nữ.....................................................
Sinh ngày:........./........./...............
Chứng minh nhân dân số:.................................... Ngày cấp:......../......../.................................
Nơi cấp:....................................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
..................................................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay:
..................................................................................................................................................
4. Lĩnh vực hành nghề:
..................................................................................................................................................

Chúng tôi xin cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.
                                                                 Tỉnh (thành phố), ngày.... tháng.... năm.......
                                                                                  Các luật sư thành viên
                                                                                   (Ký và ghi rõ họ tên)

2. Tờ khai đăng ký thuế 
Mẫu số: 01-ĐK-TCT (Ban hàng kèm theo Thông tư của Bộ tài chính số 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 07 năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế)

Dành cơ quan thuế ghi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ
Mẫu số:
01-ĐK-TCT


Ngày nhận tờ khai:











 

 

DÙNG CHO TỔ CHỨC, SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ


MÃ SỐ THUẾ

Dành cho cơ quan thuế ghi

 

























1. Tên chính thức

2. Tên giao dịch (nếu có)






3. Địa chỉ trụ sở

4. Địa chỉ nhận thông báo thuế
3a. Số nhà, đường phố, thôn, xã:

4a. Số nhà, đường phố, thôn, xã hoặc hòm thư bưu điện:
3b. Tỉnh/ Thành phố:

4b. Tỉnh/ Thành phố:
3c. Quận/ Huyện:

4c. Quận/ Huyện:
3d. Điện thoại:                                     / Fax:

4d. Điện thoại:                             / Fax:
      E-mail:

5. Quyết định thành lập

6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
5a. Số quyết định:
5b. Ngày thành lập: …/…/……

6a. Số:
6b. Ngày cấp: …/…/……
5c. Cơ quan ra quyết định:

6c. Cơ quan cấp:

7. Đăng ký xuất nhập khẩu

8. Ngành nghề kinh doanh chính
                 Có                                      Không



9. Ngày bắt đầu hoạt động KD:
…/…/……

11. Vốn điều lệ
11a. Nguồn vốn NSNN:
Tỷ trọng:      %


11b. Nguồn vốn nước ngoài:
Tỷ trọng:      %
10. Tổng số lao động:


11c. Nguồn vốn khác:
Tỷ trọng:      %


12. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc
12a. Số:
Tại:
12b. Số:
Tại:

13. Loại hình kinh tế

Doanh nghiệp 100% vốn NN hoạt động theo Luật DNNN

Công ty TNHH

Hợp tác xã

Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, CT-XH, xã hội, XH-NN

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Công ty cổ phần

Tổ hợp tác

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh tế khác

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

Doanh nghiệp tư nhân

Cơ quan, đơn vị sự nghiệp

Loại hình khác

Hợp đồng hợp tác, kinh doanh với nước ngoài

Công ty hợp danh
        




14. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh

15. Năm tài chính
Áp dụng từ ngày …/…
đến ngày              …/…
                 Độc lập                               Phụ thuộc


16. Thông tin về đơn vị chủ quản (cơ quan cấp trên trực tiếp)
17. Thông tin chủ doanh nghiệp:
16a. Mã số thuế:










16b. Tên đơn vị chủ quản:
16c. Địa chỉ trụ sở chính:
        Số nhà/ Đường phố:

        Tỉnh/ Thành phố:
        Quận/ Huyện:
17a. Tên chủ doanh nghiệp:
17b. Số CMTND của chủ DN:
17c. Số điện thoại liên lạc của chủ DN:
18d. Địa chỉ liên lạc:
        Số nhà/ Đường phố:

        Tỉnh/ Thành phố:
        Quận/ Huyện:

18. Các loại thuế phải nộp
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất, nhập khẩu
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Tiền thuê đất

Phí, lệ phí

Thu nhập cá nhân

Khác






19. Thông tin về các đơn vị liên quan

Có đơn vị thành viên
Có đơn vị trực thuộc

Có kho hàng trực thuộc
Có văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Có hợp đồng với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài
Có hoạt động liên danh, liên kết


20. Thông tin khác
20a. Tên giám đốc:

20c. Tên kế toán trưởng:
20b. Điện thoại liên lạc:

20d. Điện thoại liên lạc:

21. Tình trạng trước khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp (nếu có)
Sáp nhập doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp
Chia doanh nghiệp
Khác
Mã số thuế trước của các doanh nghiệp đó:………………………………………………………………………………


Tôi xin cam đoan những nội dung trong bản kê khai này là đúng
HỌ VÀ TÊN NGƯỜI KHAI (CHỮ IN)


Chức vụ:

Ngày… /… /……
Chữ ký (đóng dấu)


Khu vực dành cho cơ quan thuế ghi:

Mục lục ngân sách:
Cấp

Chương

Loại

Khoản

Mã ngành nghề kinh doanh chính










Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng
Khấu trừ
Trực tiếp trên GTGT
Trực tiếp trên doanh số
Khoán
Không phải nộp thuế GTGT

Chi tiết mã loại hình kinh tế


Ngày kiểm tra tờ khai: …./…./……

Nơi đăng ký nộp thuế

Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Khu vực kinh tế:
Kinh tế nhà nước
Kinh tế có vốn ĐTNN



Kinh tế tập thể
Kinh tế cá thể

Kinh tế tư nhân                      ______________








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét