Đề bài
số 9:
Hộ gia đình ông A năm 2004 được UBND huyện cấp đất ở, diện tích là 200m2
sát đường quốc lộ. Việc giao đất tại thực địa do UBND xã thực hiện nhưng không
có giấy tờ thể hiện mốc giới cách mép đường là bao nhiêu. Hiện nay đo tới sát
mép đường vẫn là 200m2. Năm 2008 UBND huyện thu hồi 30m2
để mở rộng đường nhưng không bồi thường, không có quyết định thu hồi đất vì cho
rằng phần đất bị thu hồi nằm trong hành lang an toàn giao thông.
Hộ ông A không đồng ý và không thực hiện yêu cầu trả đất cho hội đồng
GPMP. UBND huyện đã tổ chức cưỡng chế (không có quyết định cưỡng chế).
Hỏi:
1.
Hãy tư vấn cho ông A về quyền lợi
mà ông được hưởng trong vụ việc này?
2.
Những kỹ năng nào được sử dụng
trong vụ việc tư vấn này?
BÀI LÀM
* Khái niệm tư vấn pháp luật : Tư vấn pháp luật là việc
giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý
nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của họ. Tư vấn pháp luật là một trong các hình thức trợ giúp pháp
lý.
* Mục đích của
tư vấn pháp luật
- Nâng cao hiểu biết của người dân về quyền và nghĩa vụ công dân cũng
như ý thức chấp hành pháp luật cho người dân;
- Góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật; giảm bớt thời
gian khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời tăng cường
đoàn kết trong cộng đồng.
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất kịp thời để hoàn chỉnh, bổ sung hệ thống
pháp luật trên cơ sở thông qua hoạt động tư vấn pháp luật đồng thời nắm bắt được
tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu và thực trạng vi phạm pháp luật, cũng như thực trạng
áp dụng pháp luật trong địa phương hay toàn quốc.
- Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước; củng cố niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ
pháp luật.
- Hoạt động tư vấn pháp luật là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng
pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và công dân.
- Với người mang nặng suy nghĩ chủ quan, luôn cho rằng mình đúng: người tư vấn phải từ tốn giải thích để khách hàng trình bày một
cách mạch lạc, cung cấp các thông tin cần thiết đối với việc cần tư vấn cho người
tư vấn.
- Với người biết mình sai, có đầy đủ cơ sở để chứng tỏ mình sai những vẫn
muốn người tư vấn biến cái sai của mình thành cái đúng để họ được lợi: người tư vấn cần giúp họ giải toả về tâm lý, để họ thấy rằng pháp
luật chỉ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi người. Trong những trường hợp
cụ thể người tư vấn có thể giúp khách hàng của mình tận dụng các quy định của
pháp luật để giảm bớt trách nhiệm của họ.
- Nghe khách hàng trình bày: người tư vấn
phải lắng nghe và ghi chép những nội dung chính, ý chính, đặt câu hỏi làm rõ
thêm vụ việc.
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn: khách hàng là người trong cuộc, vì vậy các việc mà họ yêu cầu tư
vấn thường có các tài liệu, văn bản, thư từ giao dịch... những giấy tờ này phản
ánh bản chất, diễn biến của vụ việc. Nếu người tư vấn không có được những tài
liệu này thì việc tư vấn có thể không chính xác. Trường hợp khách hàng chưa muốn
cung cấp cho người tư vấn những tài liệu không có lợi cho mình, người tư vấn cần
động viên họ để họ cung cấp đầy đủ. Trường hợp sau khi nghe khách hàng trình
bày và nghiên cứu các tài liệu do họ cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được,
thì người tư vấn cần phải thông báo điều đó cho khách hàng và hẹn gặp họ vào một
ngày khác.
- Tra cứu tài liệu tham khảo: là bắt buộc
đối với người tư vấn pháp luật, vì:
+ Để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn đang tư vấn theo luật
chứ không phải theo cảm tính chủ quan.
+ Tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng định chính những
suy nghĩ của mình.
- Định hướng cho khách hàng: đưa ra giải
pháp bằng miệng cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu.
Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành vì những lý do sau
đây:
- Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn để xin tư vấn bằng
miệng.
- Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ
cho mục đích của họ.
Việc tư vấn bằng văn bản có thể thực hiện theo hai hình thức sau đây:
- Khách hàng viết đơn, chuyển fax... cho người tư vấn, nêu rõ yêu cầu của
mình dưới dạng các câu hỏi. Hình thức này dễ làm, có hiệu quả và đạt độ chính
xác cao.
- Khách hàng trực tiếp đến gặp người tư vấn, trực tiếp nêu yêu cầu của
mình với người tư vấn và đề nghị họ tư vấn bằng văn bản.
Tư vấn bằng văn bản cần lưu ý thực hiện theo các bước sau đây:
- Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng;
- Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số
trường hợp cần thiết;
- Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan đến phục vụ cho
việc tư vấn;
- Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.
Việc thu thập, nghiên cứu, bảo quản và đánh giá chứng cứ trong hoạt động
tư vấn pháp luật cũng rất quan trọng; quá trình này diễn ra nhanh chóng và đòi
hỏi độ chính xác, độ tin cậy cao. Thu thập chứng cứ là việc người tư vấn yêu cầu
khách hàng làm rõ những vấn đề cần quan tâm, yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu
trong quá trình tư vấn. Quá trình nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, người tư vấn cần
phải huy động nhiều biện pháp khác nhau và kết hợp thành một quá trình logic để
đưa ra kết luận, như biện pháp đặt câu hỏi, tham khảo tài liệu, văn bản, vận dụng
kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của người khác...
1. Quyền lợi mà ông A được hưởng trong vụ việc này.
Trước
hết, xét tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối mảnh đất
200m² hiện do hộ gia đình Ông A đang sử dụng: Năm 2004 Hộ gia đình ông A được UBND
huyện cấp đất ở, diện tích là 200m2 sát đường quốc lộ. Việc giao đất
tại thực địa do UBND xã thực hiện nhưng không có giấy tờ thể hiện mốc giới cách
mép đường là bao nhiêu là sai về hình thức của giấy khi không thể hiện đầy đủ
các thông tin về hỉ giới quy hoạch sử dụng đất,
mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình có liên quan đến thửa
đất theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định
về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mặt khác, đất nằm sát đường
quốc lộ, tức là nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định186/2004/NĐ-CP Ngày 15 tháng 11 năm 2004 Quy định về
quản lý và bảo vệ két cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì:
“ Giới hạn hành lang an toàn đối
với đường được quy định như sau:
1. Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ
thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng
tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài của rãnh
dọc hoặc mép ngoài của rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là:
20 m (hai mươi
mét) đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II;
15 m (mười lăm
mét) đối với đường cấp III;
10 m (mười mét)
đối với đường cấp IV, cấp V;
05 m (năm mét)
đối với đường dưới cấp V….”
Đối chiếu với các quy định trên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
hộ gia đình ông A là không hợp pháp. Trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất không hợp lệ do vi phạm hành lang an toàn giao thông trên thuộc
về UBND huyện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thi trong trường hợp này UBND huyện phải dựa
vào hồ sơ đã được cấp và các tài liệu liên quan khác để điều chỉnh và cấp lại
diện tích cho hộ gia đình ông.
Do vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, ông A đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện để được hướng dẫn cụ thể
các thủ tục liên quan.
Đối với diện tích 30m² bị nhà nước tiến hành thu hồi: Do diện tích đất
này nằm trong hành lang an toàn giao thông nên không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Tuy nhiên phần đất này gia đình ông A đang sử dụng và không có tranh chấp
và được sử dụng tước thời điểm 1/7/2004, vì vậy khi nhà nước tiến hành thu hồi
đất phải tiến hàn bồi thường , hỗ trợ theo các quy định: điều 16 Nghị định 197/2004/NĐ-CP Về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; điều 45 Nghị định số
84/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai. Mức đền bù, hỗ trợ được tính theo khung giá đất do UBND tỉnh
quy định tại thời điểm thu hồi đất.
Ngoài ra,
khi hội đồng giải phóng mặt bằng tiến hành thu hồi đối với phần đất trên thì
ông A có quyền yêu cầu hội đồng giải phóng mặt bằng đưa ra quyết định thu hồi đất
cũng như phương án đền bù, hỗ trợ khi tiến hành giải phóng mặt bằng.
Thứ
nhất là kỹ năng giao tiếp với khách hàng
Trước hết cần xác
định trường hợp này là tư vấn về thu hổi đất. Ngoài các kỹ năng giao tiếp nói
chung nhà tư vấn cần chú ý: trong quá trình tư vấn cần đề nghị khách hàng (ông A)
cung cấp đầy đủ các giấy tờ, chứng cứ có liên quan. Đó là các giấy từ chứng
minh ông A có đủ điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ (Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất) và quyết định thu hồi đất, thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm
quyền giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; trích lục bảo đồ địa chính; Quyết định
thu hồi đất của UBND huyện; Quyết định bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất của
UBND huyện……
Lưu ý: tư vấn viên chỉ yêu cầu ông A cung cấp
các giấy tờ trên ở dạng phô tô để nghiên cứu, không yêu cầu khách hàng giao bản
gốc.
XEM THÊM: THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH
Thứ
hai là kỹ năng thu thập thông tin, chứng cứ trong hoạt động tư vấn.
Kỹ năng thu thập
thông tin từ khách hàng trong tư vấn pháp luật được coi là kỹ năng tương tác
thông tin, được thực hiện bằng sự biểu hiện các hành vi: hành vi đặt câu hỏi và
hành vi lắng nghe.
“Đặt câu hỏi” là
việc đưa ra các thông điệp nhất định tác động đến người khác để họ cung cấp những
thông tin cần thiết. Người tư vấn có thê đặt ra các câu hỏi để lấy thông tin từ
người đến nhờ tư vấn (ông A). Trước khi đặt câu hỏi, người tư vấn phải xác định
được đầy đủ các nội dung cần hỏi, điều này người tư vấn hình dung được cần phải
đặt các câu hỏi về vấn đề nào, trình tự tìm hiểu về các vấn đề đó, có thể bắt đầu
bằng các câu hỏi như: Ông có thể nêu tóm tắt nội dung của vụ việc mà ông cần
tư vấn? những yêu cầu mà ông đặt ra? Rồi sau đó hỏi một số chi tiết cụ thể
như: Nguồn gốc thửa đất hiện nay ông đang
sử dụng từ đâu mà có? Ông đã đinh cư trên mảnh đất đó từ khi nào? ông được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
vào thời gian nào, việc sử dụng đất của gia đình ông như thế nào?.....
Lắng nghe trong
tư vấn pháp luật của người tư vấn là hành vi tiếp nhận và hiểu thông tin một
cách có chủ ý, có mục đích. Thông qua lắng nghe sẽ giúp cho người tư vấn xác định được thông tin nào quan trọng, thông
tin nào hỗ trợ và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Người tư vấn phải
chú ý lắng nghe nội dung vụ việc mà ông A trình bày, những tình tiết liên quan
đến vụ việc. Nếu khi nge ông A trình bày, có vấn đề gì chưa rõ thì hỏi lại ông
A cho rõ. Khi lắng nge ông A trình bày về vụ việc thì người tư vấn cần phải có
sự tập trung chú ý lắng nghe, thể hiện thái độ thân thiện.
Thứ
ba là kỹ năng nghiên cứu và tra cứu các văn bản pháp luật
Khi
nghiên cứu hồ sơ vụ việc, người tư vấn cần nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ mà
khách hàng cung cấp có xác thực và hợp pháp không? đối chiếu với các quy định của
pháp luật về thu hồi đất để xác định tính hợp pháp của vụ việc. Cụ thể, cần đối
chiếu quyết định thu hồi đất với thẩm quyền thu hồi đất được quy định trong văn
bản luật, đối tượng bị thu hồi, quy định của pháp luật về mức bồi thường…
Để
xác định các văn bản pháp luật cần tra cứu, thì tư vấn viên cần xác định được nội
dung diễn biến của vụ việc: về thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thời điểm tiến hành thu hồi đất…
+ Chỉ ra việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất còn thiếu sót khi không tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ
hành lang an toàn giao thông. Quy định của pháp luật về việc điều chỉnh, cấp lại
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+
Chỉ ra những nội dung trái pháp luật khi không áp dụng quy định bồi thường, hỗ
trợ khi tiến hành thu hồi đất đối với đất của gia đình ông A;
Đối với hai vấn đề này, người tư vấn cần xác
định các văn bản pháp luật có liên quan (căn cứ vào thời điểm ông A bị thu hồi
đất để xác định đúng văn bản pháp luật có liên quan) như sau :
+
Luật Đất đai năm 2003;
+ Luật Giao thông đường bộ;
+
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật
đất đai;
+Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 03/12/2004 về bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất;
+ Nghị định186/2004/NĐ-CP Ngày 15 tháng 11 năm 2004 Quy định về quản lý và bảo vệ
két cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại;
+ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP của
Chính Phủ ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung, một số điều của nghị định số
188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và
khung giá các loại đất;
+ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của
Chính phủ : Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu
hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
+ Thông tư số
06/2007/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi Trường;
+Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ
Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai…..
+ Quyết
định số 24/2004/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài
ra còn căn cứ vào nơi có đất bị thu hồi để xác định các văn bản có liên quan về
phương án, mức bồi thường theo loại đất và ở từng khu vực……
Sau khi đã xác định được các văn bản cần
nghiên cứu, người tư vấn cần so sánh, đối chiếu giữa các tình tiết, nội dung vụ
việc với văn bản pháp luật. Sử dụng phương pháp phân tích, lập luận để từ đó
xây dựng phương án tư vấn.
Thứ
tư là kỹ năng trình bày thuyết phục
Trong quá trình
trình bày nội dung tư vấn, khi đưa ra một đánh giá nhận định khách quan để thuyết
phục khách hàng, người tư vấn cần viện dẫn, trích dẫn rõ các điều luật có liên
quan nằm trong văn bản nào không được viện dẫn những văn bản đã hết hiệu lực, nếu
khách hàng yêu cầu có thể cung cấp cho họ. Khi trình bày, cần chỉ rõ cho khách
hàng thấy được sự mâu thuẫn, các tình tiết bất hợp pháp (nếu có) của quyết định
thu hồi đất và phương án bồi thường và đưa ra các chứng cứ chứng minh.
Ngoài các kỹ năng
trên đây, người tư vấn cần phải đáp ứng một số yêu cầu khác như; am hiểu về hồ
sơ địa chính có liên quan đến vụ việc, am hiểu về phong tục, tập quán sử dụng đất;
nguồn gốc sử dụng đất; những điểm đặc thù của mỗi địa phương về tổ chức, thực thi
pháp luật về thu hồi đất. Ngoài ra phải biết sử dụng các công cụ truyền thông,
phương tiện báo chí, tạo dư luận xã hội để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách
hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét