Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

VIỆT NAM CÓ NÊN THAM GIA CISG

Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế  nhằm tạo ra một nguồn luật thống nhất áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Công ước này đã trở thành  nguồn được áp dụng rộng rãi nhất trong số các điều ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hoá quốc tế. Việc tham gia và sử dụng CISG trong giao dịch thương mại quốc tế đã trở thành xu thế toàn cầu mà các quốc gia mong muốn đạt được. Không thể phủ nhận những lợi ích mà CISG mang lại cho Việt Nam (bao gồm cả về những lợi ích về mặt pháp lý và kinh tế) khi gia nhập công ước này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải kể đến những hạn chế, bất lợi mà công ước này đem lại cho Việt Nam khi đã tham gia công ước.
I.                  Những hạn chế của CISG
Mặc dù việc gia nhập CISG hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích lớn, nhưng  khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng CISG tại các quốc gia thành viên cho thấy quy định của CISG  còn tồn tại một số hạn chế, nếu gia nhập Việt Nam sẽ gặp phải một số bất lợi.Cụ thể:
Thứ nhất, Các quy định của CISG không bao trùm mọi vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Dù rất hữu ích nhưng với phạm vi hiện tại của mình, CISG không giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, như vấn đề trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu, vấn đề chuyển quyền sở hữu của hàng hóa CISG không điều chỉnh. Những vấn đề cơ bản của hợp đồng lại không được điều chỉnh thì các tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể dễ dàng xảy ra ngay cả khi áp dụng công ước Viên. Vì vậy, trong nhiều trường hợp để những hợp đồng như thế này được ký kết và triển khai thuận lợi và an toàn về pháp lý, các bên ký kết hợp đồng vẫn đồng thời phải sử dụng đến các nguồn luật khác và thường là luật quốc gia.
Được soạn thảo và thông qua từ cách đây 30 năm, CISG chưa dự đoán và do đó chưa đưa vào các quy định của mình những vấn đề pháp lý mới phát sinh sau này, ví dụ các quy phạm pháp lý liên quan đến thương mại điện tử. Việc sửa đổi Công ước để bổ sung các nội dung pháp lý này có lẽ còn cần một thời gian dài nữa (Công ước Viên 1980 không có cơ chế sửa đổi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi cán cân lợi ích của các thành viên và do đó mỗi thay đổi trong Công ước sẽ phải được sự đồng ý, phê chuẩn của tất cả các thành viên). Vì vậy các doanh nghiệp phải bằng lòng với nội dung hiện tại của CISG và vẫn cần những hệ thống pháp luật khác để xử lý các vấn đề mới dù đã chọn CISG cho hợp đồng của mình. Khác với WTO, Công ước Viên không có cơ chế sửa đổi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi cán cân lợi ích của các thành viên (mỗi thay đổi trong Công ước sẽ phải được sự đồng ý, phê chuẩn của tất cả các thành viên)
Thứ ba, Công ước Viên 1980 là kết quả của sự thỏa hiệp giữa quá nhiều bên, các điều khoản của CISG thường không cụ thể, vì vậy được áp dụng không thống nhất tại các nước khác nhau, thậm chí các tòa án khác nhau. Công ước đề cao tính quốc tế, tránh áp dụng các cách hiểu, hay sử dụng luật nội địa của các nước sẽ làm giảm ảnh hưởng của luật pháp Việt Nam đối với việc bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam trong giao dịch thương mại quốc tế. Khác với WTO, Công ước Viên không có cơ chế sửa đổi, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi cán cân lợi ích của các thành viên (mỗi thay đổi trong Công ước sẽ phải được sự đồng ý, phê chuẩn của tất cả các thành viên
II.               Những bất lợi khi Việt Nam ra nhập CISG
1.     Bất lợi về kinh tế
Những lợi ích kinh tế mà khi Việt Nam gia nhập CISG là rất lớn, nhưng không phải là không có những hạn chế, tuy nhiên những bất lợi về mặt kinh tế do CISG mang lại không đáng kể bởi các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ đóng góp về tài chính, không phải thành lập một cơ quan riêng để thực thi Công ước,…Nhìn chung, các nguyên tắc của Công ước cũng phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật hợp đồng Việt Nam, Việt Nam không phải sửa đổi pháp luật hiện hành và không phát sinh chi phí cho việc sửa đổi luật.
Tuy nhiên, trong giao dịch buôn bán quốc tế, mỗi ngành mỗi lĩnh vực đều có những điều khoản hợp đồng chuẩn đặc thù ví dụ mua bán dầu, gạo, hoa quả tươi, cà phê… và các doanh nghiệp không muốn từ bỏ những điều khoản đã được sử dụng rộng rãi và quen thuộc này. [N2] Do đó, cho dù Việt Nam có gia nhập CISG thì Công ước này cũng không thể điều chỉnh tất cả các hợp đồng mua bán quốc tế trong đó có Việt Nam tham gia. Hơn nữa việc áp dụng CISG cũng còn hạn chế trong quan hệ buôn bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp của các nước chưa tham gia công ước.[N3] 
2.     Khó khăn về pháp lý
 Khi tham gia Công ước Viên, Việt Nam có thể gặp một số trở ngại về pháp lý[1] sau:
Thứ nhất, nội dung Công ước Viên còn khá mới mẻ đối với hệ thống xây dựng pháp luật, tư pháp và trọng tài ở Việt Nam, [N4] vì vậy các bên Việt Nam (doanh nghiệp, tòa án, trọng tài) cần có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, hiểu rõ khi áp dụng CISG trong các quan hệ giao dịch thương mại quốc tế. Hiện nay tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về nội dung CISG cũng như thực tiễn áp dụng CISG trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam. Điều này khiến việc diễn giải, áp dụng CISG trong thực tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, trong hệ thống giáo dục pháp luật của Việt Nam nói chung (ngoại trừ một số rất ít trường đại học chuyên ngành luật, hợp tác với nước ngoài) cũng chưa có nội dung nào giới thiệu, đào tạo chuyên sâu về CISG. [N5] Các doanh nghiệp, nhà thực hành luật Việt Nam cũng chưa có diễn đàn nào riêng để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về CISG như tại nhiều nước khác trên thế giới. Điều này cũng sẽ làm giảm sức mạnh, tiếng nói của các doanh nghiệp Việt Nam, và khả năng xét xử tòa án, trọng tài tại Việt Nam khi có tranh chấp liên quan đến CISG.
Ngoài ra, về văn hóa thương mại và ngôn ngữ khác nhau giữa các quốc gia, thì hiện nay Công ước 1980 hiện được lưu hành theo 6 thứ tiếng (không phải  tiếng Việt), và điều này có thể gây khó khăn khi áp dụng  bởi việc bất đồng ngôn ngữ có thể sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau khi áp dụng Công ước


III.                 Xu hướng quốc tế
-          Vương quốc Anh [2]
Sau 30 năm ra đời, CISG vẫn chưa được Vương quốc Anh phê chuẩn. Tuy nhiều quốc gia đã trở thành thành viên của Công ước (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc) nhưng cường quốc này vẫn đứng ngoài cuộc và không hề có động thái chính thức nào về việc tham gia. Có thể giải thích cho điều này là vì Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh là một văn bản có sức ảnh hưởng rất lớn trong mua bán hàng hóa quốc tế, và là niềm tự hào của các luật gia Anh. Việc tham gia CISG có thể làm giảm sức ảnh hưởng này.
-                Nam phi: Ở quốc gia này vẫn còn nhiều luồng quan điểm về việc gia nhập hay không gia nhập CISG và cho đến nay,  với những tranh cãi này ở Nam Phi vẫn chưa đi tới hồi kết và vì vậy nước này vẫn đứng ngoài CISG
-   Các nước Asean[N6] : các quốc gia ở khu vực này thì tham gia CISG còn hạn chế hoặc gia nhập nhưng lại vẫn thực hiện việc bảo lưu theo quy định tại Điều 1.1(b) của Công ước, cụ thể ở đây là Singapore. Mục đích của sự bảo lưu này là làm giảm sự lo ngại của các đối tác chưa biết đến CISG và vẫn có thói quen chấp nhận luật Singapore để điều chỉnh hợp đồng.
-   Hoa kỳ: Là cường quốc lớn nhất thế giới về kinh tế  và cũng là một trong những nước đầu tiên tham gia Công ước Viên nhưng Công ước ở quốc gia này lại không được sử dụng rộng rãi, trong nhiều trường hợp các tòa án Hoa Kỳ viện dẫn Điều 6 của CISG để từ chối áp dụng Công ước. Tương tự, hầu hết các luật sư và nhà tư vấn pháp lý tại Hoa Kỳ đều khuyến khích khách hàng quy định điều khoản không áp dụng CISG trong thỏa thuận thương mại của mình
Trên đây là một số dẫn chứng điển hình về việc tại sao một số quốc gia, vùng lãnh thổ vẫn chưa gia nhập công ước Viên dù đó là nước có tiềm lực kinh tế và có thể dễ dàng ra nhập công ước; hay có nước dù đã là thành viên công ước nhưng việc sử dụng công ước chưa thực sự hiệu quả. Do đó, Việt Nam cần phải đánh giá, cân nhắc thật kĩ việc có nên ra nhập công ước Viên hay không.


[1] Nghiên cứu của VCCI về việc VN tham gia Công Ước Viên 1980
[2] Nhóm cộng tác viên VCCI, 11/4/2010, Việt Nam tham gia công ước Viên 1980 về mua bán hàng háo quốc tế. Lợi ích và hạn chế.



 [N1]Vì CISG Mang tính quy phậm, ổn định, lâu dài và dễ áp dụng.
 [N2]gì đặc thù khác Với VIEM

 [N3]Ảnh hưởng không lớn.
Có thể không áp dụng
 [N4]Không hề mới mẻ, Vì Luật TM của Việt Nam áp dụng và dựa trên CISG nên không hề mới mẻ.
 [N5]Hiện nay Các Trường ĐH đã giảng dạy môn này rất nhiều như Trường Ngoại thương, Luật, Thương mại, KTQT, Thủy lợi đều có môn này
 [N6]Trong diễn đàn thì đang hướng tới gia nhập 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét